Hướng dẫn khảo sát thập thông tin để chuẩn bị kiểm toán

Được đào tạo chuyên ngành kế toán, nhưng tôi lại làm việc trong một công ty kiểm toán độc lập. Nên có nhiều vấn đề tôi nắm không được rõ lắm. Có thắc mắc sau tôi mong nhận phản hồi từ Ban biên tập, cụ thể: Việc khảo sát  thập thông tin để chuẩn bị kiểm toán được hưỡng dẫn như thế nào?

Khảo sát  thập thông tin để chuẩn bị kiểm toán được hưỡng dẫn theo quy định tại Khoản 2.2  Điều 7 Quyết định 07/2017/QĐ-KTNN, cụ thể như sau:

a) Lập, phê duyệt và gửi đề cương khảo sát

- Lập đề cương về những nội dung thông tin cần thu thập; thời gian làm việc với từng đơn vị về các nội dung thu thập thông tin (lịch làm việc cụ thể, ngày, giờ).

- Lãnh đạo đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán phê duyệt Đề cương khảo sát, công văn gửi các đơn vị có liên quan về chương trình khảo sát thu thập thông tin (kèm theo đề cương nội thông tin cần thu thập, đề cương về thời gian làm việc).

(Đề cương khảo sát thu thập thông tin - Mẫu số 01/HSKT-KTHĐ kèm theo).

b) Thực hiện khảo sát

- Tiến hành khảo sát thực tế tại các đơn vị cần thu thập thông tin theo nội dung, thời gian, địa điểm theo đề cương khảo sát.

- Đề nghị cung cấp các tài liệu bằng văn bản về các thông tin theo đề cương khảo sát.

- Phỏng vấn, trao đổi thêm với lãnh đạo đơn vị, cán bộ phụ trách về những thông tin chưa rõ ràng.

c) Lập hồ sơ khảo sát

- Lập danh mục các hồ sơ, tài liệu thu thập được qua quá trình khảo sát theo từng nội dung cụ thể.

- Rà soát, đánh giá những tài liệu thu thập được để có đề nghị cung cấp bổ sung (nếu cần thiết).

d) Tổng hợp kết quả khảo sát

(i) Tổng hợp, đánh giá các thông tin thu thập được quá quá trình khảo sát để củng cố thông tin và tăng cường hiểu biết ở mức độ chi tiết về chủ đề kiểm toán.

(ii) Đưa ra các đánh giá khái quát về kết quả thực hiện chương trình/hoạt động, về hệ thống kiểm soát nội bộ

- Đánh giá khái quát tình hình thực hiện chương trình, hoạt động:

+ Tình hình, đặc điểm của chương trình, hoạt động từ khi bắt đầu thực hiện đến thời điểm kiểm toán: Việc chấp hành trình tự, thủ tục thực hiện chương trình, hoạt động; những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện; nguyên nhân khách quan, chủ quan của những khó khăn, thuận lợi có liên quan đến chương trình, hoạt động.

+ Tình hình thanh, quyết toán vốn chương trình, hoạt động.

+ Hiệu quả kinh tế, xã hội, kết quả thực hiện mục tiêu của chương trình, hoạt động.

- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ để làm cơ sở xác định rủi ro kiểm soát, bao gồm các nội dung sau:

+ Việc phân công, phân cấp chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị quản lý, thực hiện chương trình, hoạt động: sự rõ ràng, hợp lý, thuận lợi cho quá trình thực hiện.

+ Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị, như: Các biến động về kinh tế, chính sách, quy chế của đơn vị, sự thay đổi về nhân sự, mức độ phức tạp của công việc…

+ Tổ chức công tác kế toán.

+ Tính hiệu lực, hiệu quả và độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn. 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
192 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào