Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm
Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 232/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể:
Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí)
STT |
Phân loại phí |
Mức thu |
1 |
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 |
|
1.1 |
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) |
500.000 |
1.2 |
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm) |
800.000 |
1.3 |
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm) |
1.500.000 |
1.4 |
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm) |
2.000.000 |
2 |
Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) |
200.000 |
3 |
Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) |
200.000 |
Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.
Trên đây là tư vấn về mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 232/2016/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?