Quy định về Hội đồng lương như thế nào?
Quy định về Hội đồng lương như thế nào?
Hội đồng lương được quy định tại Điều 4 Quy chế Nâng bậc lương thường xuyên, trước thời hạn đối với công, viên chức và người lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-LĐTBXH năm 2014 như sau:
Hội đồng lương
1. Thành lập Hội đồng lương
a) Hội đồng lương của Bộ có 07 thành viên do Bộ trưởng quyết định thành lập, gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: 01 Lãnh đạo Bộ;
- Phó Chủ tịch Hội đồng: Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
- Các ủy viên:
+ Đại diện Đảng ủy cơ quan Bộ;
+ Đại diện Ban chấp hành Công đoàn Bộ;
+ Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ phụ trách công tác tiền lương;
+ Chánh Văn phòng Bộ;
- Thư ký Hội đồng lương: 01 công chức Vụ Tổ chức cán bộ được phân công trực tiếp làm công tác nâng bậc lương;
b) Hội đồng lương của đơn vị có 05 thành viên do Thủ trưởng đơn vị quyết định thành lập, gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: 01 Lãnh đạo đơn vị;
- Phó Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo bộ phận Tổ chức cán bộ;
- Các ủy viên:
+ Đại diện cấp ủy;
+ Đại diện Ban chấp hành Công đoàn;
- Thư ký Hội đồng: là công chức, viên chức làm công tác tổ chức cán bộ được phân công phụ trách công tác tiền lương.
Đối với Thanh tra Bộ và Văn phòng Bộ, Phó chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng được thay thế bằng đại diện lãnh đạo các bộ phận chuyên môn (đối với đơn vị có phòng, ban) hoặc công chức có kinh nghiệm chuyên môn, thâm niên công tác lâu năm (đối với đơn vị không có phòng, ban).
Đối với các Vụ và các đơn vị thuộc Bộ chưa được giao thực hiện công tác tổ chức cán bộ không thành lập Hội đồng lương. Thủ trưởng đơn vị trao đối với cấp ủy và Ban Chấp hành công đoàn để trình Bộ xét nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu.
c) Thành viên Hội đồng lương phải được ghi tên và chức danh cụ thể trong quyết định thành lập Hội đồng lương. Trường hợp có sự thay đổi về thành viên Hội đồng lương, Thủ trưởng đơn vị ký quyết định thay thế.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng lương
a) Tổng hợp danh sách đề nghị nâng bậc lương;
b) Kiểm tra, đối chiếu điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương;
c) Lập danh sách công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện báo cáo Thủ trưởng đơn vị quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
d) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số.
Theo đó, hội đồng lương gồm có 07 thành viên do Bộ trưởng quyết định thành lập, gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: 01 Lãnh đạo Bộ;
- Phó Chủ tịch Hội đồng: Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
- Các ủy viên:
+ Đại diện Đảng ủy cơ quan Bộ;
+ Đại diện Ban chấp hành Công đoàn Bộ;
+ Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ phụ trách công tác tiền lương;
+ Chánh Văn phòng Bộ;
- Thư ký Hội đồng lương: 01 công chức Vụ Tổ chức cán bộ được phân công trực tiếp làm công tác nâng bậc lương;
và Hội đồng lương có nhiệm vụ:
- Tổng hợp danh sách đề nghị nâng bậc lương;
- Kiểm tra, đối chiếu điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương;
- Lập danh sách công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện báo cáo Thủ trưởng đơn vị quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số.
Quy định về Hội đồng lương như thế nào? (Hình từ Internet)
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 23 tháng 11 là ngày gì? Ngày 23 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 23 tháng 11 là ngày bao nhiêu âm 2024?
- Lời chúc cô 20 11 cảm động, ý nghĩa mới nhất năm 2024?
- Đề xuất cán bộ không đủ tuổi tái cử, tự nguyện nghỉ hưu sớm không trừ tiền lương hưu?
- Điểm cực Nam của nước ta nằm ở tỉnh nào? Tỉnh Cà Mau có diện tích tự nhiên là bao nhiêu?
- Chở trẻ em trên xe ô tô không có thiết bị an toàn có thể bị phạt 1 triệu đồng?