Kinh doanh dịch vụ bảo vệ có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện an ninh, trật tự không?
Theo Khoản 7 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:
"Kinh doanh dịch vụ bảo vệ, gồm: Dịch vụ bảo vệ con người, tài sản, mục tiêu và các hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân" là ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
Trừ hoạt động bảo vệ các đối tượng, mục tiêu thuộc Danh mục Nhà nước quy định do Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác, bảo vệ và hoạt động bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 06/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
Điều kiện về an ninh trật tự kinh doanh dịch vụ bảo vệ được quy định tại Điều 7, Điều 11 Nghị định 96/2016/NĐ-CP
1.1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1.2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với người Việt Nam:
Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.
Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:
Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
1.3. Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Ngoài việc đáp ứng điều kiện nêu trên, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
2.1. Là doanh nghiệp.
2.2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và không phải là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ mà trong 24 tháng liền kề trước đó đã bị thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (trừ quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP).
2.3. Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam liên doanh với cơ sở kinh doanh nước ngoài:
Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam chỉ được liên doanh với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ nước ngoài trong trường hợp cần đầu tư máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ và chỉ được thực hiện dưới hình thức cơ sở kinh doanh nước ngoài góp vốn mua máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ.
2.4. Cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam:
a) Là doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ liên tục ít nhất 05 năm;
b) Người đại diện cho phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài là người chưa bị cơ quan pháp luật của nước ngoài nơi họ hoạt động kinh doanh xử lý về hành vi vi phạm có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ từ cảnh cáo trở lên;
c) Phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài chỉ được sử dụng để mua máy móc, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ. Số vốn góp đầu tư của cơ sở kinh doanh nước ngoài ít nhất là 1.000.000 USD (một triệu đô la Mỹ). Việc định giá máy móc, thiết bị kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước về giá có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên thực hiện; chi phí định giá do cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ chi trả.
Điều kiện để được đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ được quy định tại Điều 12 Nghị định 96/2016/NĐ-CP:
3.1. Chỉ các cơ sở sau đây mới được đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ:
a) Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ quy định tại Mục 3.3 dưới đây;
b) Trung tâm dạy nghề của các trường Công an nhân dân;
c) Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc Công an từ cấp tỉnh trở lên;
d) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ quy định tại Mục 3.3 dưới đây nếu có nhu cầu hoạt động kinh doanh đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ cho cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.
6.2. Cơ sở đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ quy định tại các điểm b, c và d Mục 3.1 trên phải cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP tài liệu chứng minh về chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền cấp kèm theo giáo trình, chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ. Nội dung giáo trình theo quy định tại điểm đ Mục 3.3 dưới đây.
3.3. Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ tự đào tạo nhân viên bảo vệ cho cơ sở của mình phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có phòng học và có địa điểm tập luyện cho nhân viên dịch vụ bảo vệ;
b) Có ít nhất 03 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo vệ, có ban quản lý, đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ;
c) Có số lượng nhân viên dịch vụ bảo vệ tối thiểu từ 300 nhân viên trở lên;
d) Có giáo viên hoặc hợp đồng thuê giáo viên giảng dạy. Giáo viên giảng dạy phải có trình độ chuyên môn phù hợp, có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên (trừ môn võ thuật);
đ) Có giáo trình và chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ. Giáo trình đào tạo gồm các nội dung cơ bản về chính trị; pháp luật; nghiệp vụ bảo vệ; kỹ năng giao tiếp, ứng xử; công tác phòng cháy và chữa cháy; công tác sơ, cấp cứu người bị nạn; quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ; một số động tác võ thuật phục vụ tự vệ và khống chế đối tượng; một số nội dung khác theo yêu cầu thực tiễn của mục tiêu cần bảo vệ. Thời gian đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ ít nhất là 30 ngày.
3.4. Các cơ sở chỉ được đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ sau khi Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an thẩm duyệt giáo trình, chương trình đào tạo. Sau khóa đào tạo phải có văn bản đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền sát hạch đánh giá kết quả và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 96/2016/NĐ-CP) cho những nhân viên dịch vụ bảo vệ đạt yêu cầu trong đợt sát hạch.
Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long là bao nhiêu?
- Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe mới nhất theo Thông tư 36/2024/TT-BYT?
- Phương pháp tính thuế tự vệ như thế nào? Điều kiện áp dụng thuế tự vệ là gì?
- Đội quân nhà Phật là tên gọi do nhân dân nước nào dành tặng cho Quân đội nhân dân Việt Nam?