Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Quản lý thị trường đối với việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Quản lý thị trường đối với việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Khoản 5 Điều 2 Quyết định 34/2018/QĐ-TTg quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công thương do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau:
- Chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường;
- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính;
- Thu thập tài liệu, chứng cứ, lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm, trưng cầu giám định, kiểm nghiệm mẫu vật là hàng hóa, tài liệu, giấy tờ, vật chứng liên quan đến vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân;
- Xử lý vi phạm hành chính;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính.
Bên cạnh đó, tại Điều này còn có quy định về một số nhiệm vụ và quyền hạn khác của Tổng cục quản lý thị trường như sau:
- Kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lực lượng Quản lý thị trường theo quy định của pháp luật; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.
- Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với các hành vi vi phạm pháp luật.
- Xây dựng, vận hành và phát triển hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về quản lý địa bàn, kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính, cơ sở dữ liệu quản lý nhân sự, tài sản và cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường theo phân công của Bộ trưởng và quy định pháp luật; tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường với cấp có thẩm quyền.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến trong hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; cấp Thẻ kiểm tra thị trường cho công chức làm nhiệm vụ kiểm tra thị trường theo quy định pháp luật; tổ chức thực hiện và kiểm tra lực lượng Quản lý thị trường thực hiện quy định về tổ chức, tiêu chuẩn công chức, chế độ trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu, biển hiệu, ấn chỉ và Thẻ kiểm tra thị trường.
- Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công Thương và quy định của pháp luật.
- Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công Thương và theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế theo sự phân công của Bộ trưởng.
- Thống kê nhà nước về hoạt động quản lý thị trường.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương giao và theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung trả lời về nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Quản lý thị trường đối với việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Quyết định 34/2018/QĐ-TTg.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án theo Nghị định 08?
- Quy hoạch chi tiết 1/500 không triển khai trong thời gian bao lâu thì bị điều chỉnh?
- Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng trong dự phòng lây nhiễm HIV bị thu hồi trong trường hợp nào?
- Quy chế tài chính của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do cơ quan nào ban hành?
- Để nâng hạng giấy phép lái xe quân sự từ hạng D1 lên hạng D cần thời gian lái xe bao lâu?