Các biện pháp bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 111/2010/NĐ-CP thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh đối với cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
1. Các biện pháp bảo vệ chung:
a) Các biện pháp phòng, chống đột nhập, trộm cắp dữ liệu;
b) Các biện pháp phòng, chống cháy, nổ; phòng, chống thiên tai.
2. Các biện pháp bảo vệ đối với hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy:
a) Xây dựng hoặc bố trí kho lưu trữ theo đúng tiêu chuẩn quy định;
b) Trang bị đầy đủ các thiết bị kỹ thuật, phương tiện bảo quản hồ sơ;
c) Duy trì nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phù hợp với hồ sơ;
d) Thực hiện các biện pháp phòng, chống côn trùng, nấm mốc, khử a xít và các tác nhân khác gây hư hỏng hồ sơ;
đ) Tu bổ, phục chế hồ sơ khi bị hư hỏng hoặc có nguy cơ bị hư hỏng.
3. Các biện pháp bảo vệ đối với dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử:
a) Các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh dữ liệu;
b) Các biện pháp bảo đảm an ninh mạng.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?