Nhóm ngành sản xuất, chế biến thực phẩm gồm những hoạt động gì?
Nhóm ngành sản xuất, chế biến thực phẩm gồm những hoạt động được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo đó:
Ngành này gồm: Các hoạt động xử lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi gia súc và thủy sản thành thực phẩm và đồ uống phục vụ cho con người và động vật. Nó còn bao gồm sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm trung gian khác nhau mà không phải là thực phẩm trực tiếp, các hoạt động tạo ra các phụ phẩm có giá trị nhỏ hơn hoặc lớn hơn (ví dụ như da sống có từ giết mổ gia súc, bánh dầu từ sản xuất dầu).
Ngành này cũng gồm: Các hoạt động liên quan đến các loại sản phẩm khác nhau như: thịt, cá, hoa quả và rau, mỡ và dầu, sản phẩm sữa, sản phẩm bột gạo xay, cho động vật ăn, sản phẩm thực phẩm khác và đồ uống. Sản xuất có thể được thực hiện cho chính mình cũng như là cho bên thứ ba như trong giết mổ truyền thống.
Một vài hoạt động được xem như là sản xuất (ví dụ như chúng được thực hiện trong các hiệu bánh mỳ, cửa hàng bánh ngọt và các cửa hàng chế biến thịt,... nơi mà bán sản phẩm của họ) mặc dù có sự bán lẻ sản phẩm tại các cửa hàng của người sản xuất. Tuy nhiên, khi quá trình chế biến là rất nhỏ và không dẫn tới quá trình biến đổi thực sự được phân loại vào ngành G (Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác).
Sản phẩm thức ăn gia súc từ sản phẩm thải ra của giết mổ và các sản phẩm phụ được phân vào nhóm 10800 (Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản). Chế biến thức ăn và đồ uống bỏ đi thành nguyên vật liệu thô thứ hai được phân vào nhóm 3830 (Tái chế phế liệu) và xử lý thức ăn và đồ uống bỏ đi của mã 38210 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại).
101 - 1010: Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt
10101: Giết mổ gia súc, gia cầm
10102: Chế biến và bảo quản thịt
10109: Chế biến và bảo quản các sản phẩm từ thịt
102 - 1020: Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản
10201: Chế biến và bảo quản thủy sản đông lạnh
10202: Chế biến và bảo quản thủy sản khô
10203: Chế biến và bảo quản nước mắm
10209: Chế biến và bảo quản các sản phẩm khác từ thủy sản
103 - 1030: Chế biến và bảo quản rau quả
10301: Sản xuất nước ép từ rau quả
10309: Chế biến và bảo quản rau quả khác
104 - 1040: Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật
10401: Sản xuất dầu, mỡ động vật
10402: Sản xuất dầu, bơ thực vật
105 - 1050 - 10500: Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
106: Xay xát và sản xuất bột
1061: Xay xát và sản xuất bột thô
10611: Xay xát
10612: Sản xuất bột thô
1062 - 10620: Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột
107: Sản xuất thực phẩm khác
1071 - 10710: Sản xuất các loại bánh từ bột
1072 - 10720: Sản xuất đường
1073 - 10730: Sản xuất ca cao, sôcôla và bánh kẹo
1074 - 10740: Sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự
1075: Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn
10751: Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thịt
10752: Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thủy sản
10759: Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn khác
1076 - 10760: Sản xuất chè
1077 - 10770: Sản xuất cà phê
1079 - 10790: Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu
108 - 1080 - 10800: Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản
Trên đây là tư vấn về các hoạt động của nhóm ngành sản xuất, chế biến thực phẩm. Để nắm thêm thông tin các ngành nghề kinh doanh khác, vui lòng tham khảo tại bài viết: Tổng hợp mã ngành nghề kinh doanh mới nhất.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?