Vi phạm chính sách dân số có được kết nạp Đảng không?
Theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh dân số 2003 được sửa đổi bởi Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi điều 10 Pháp lệnh dân số 2008 thì các cặp vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Theo đó, mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh một hoặc hai con, trừ các trường hợp sau được hướng dẫn tại Điều 2 Quy định 05-QĐi/TW năm 2018 như sau:
- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỉ lệ nhỏ hơn hoặc bằng tỉ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ).
+ Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
- Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
- Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19/01/1989 (ngày có hiệu lực thi hành Quyết định số 162-HĐBT, ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình).
- Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên).
Như vậy, các trường hợp sinh con thứ 3 trở lên mà không thuộc một trong các trường hợp trên đây thì được xác định là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Trước đây, theo quy định tại Quy định 173-QĐ/TW năm 2013 (đã hết hiệu lực) thì quần chúng đã vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình 2 lần trở lên thì không được xem xét kết nạp vào Đảng.
Nhưng hiện nay, theo quy định tại Điều 3 Quy định 05-QĐi/TW năm 2018 (đang có hiệu lực) thì quy định quần chúng đã vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên thì không được xem xét kết nạp vào Đảng.
Như vậy, căn cứ quy định hiện hành thì trường hợp quần chúng sinh con thứ ba hoặc thứ tư mà vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình nhưng có nguyện vọng phấn đấu vào Đảng vẫn được xem xét kết nạp khi đáp ứng các điều kiện:
- Đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Trung ương và yêu cầu thực tế của công tác xây dựng Đảng tại địa phương, đơn vị;
- Phải là người có uy tín trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư, được cấp uỷ nơi công tác và nơi cư trú đánh giá cao về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, ý thức trách nhiệm đối với nhân dân;
- Phải phấn đấu ít nhất là 24 tháng với trường hợp vi phạm sinh con thứ ba, 36 tháng với trường hợp vi phạm sinh con thứ tư kể từ ngày sinh con đến ngày chi bộ họp xét đề nghị kết nạp vào Đảng.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể HĐND xã năm 2024?
- Mức tiền thưởng định kỳ hằng năm đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp từ 25/12/2024 là bao nhiêu?
- TP Phan Thiết thuộc tỉnh nào? Phan Thiết cách Thành phố Hồ Chí Minh bao nhiêu km?