Quyền và nghĩa vụ của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp
Theo quy định tại Điều 58 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có quyền và nghĩa vụ như sau:
1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có quyền:
- Được nghe, nhận lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định truy nã;
- Được biết lý do mình bị giữ, bị bắt;
- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giữ người, bắt người.
2. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có nghĩa vụ chấp hành lệnh giữ người theo quy định.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Valentine 14 2 là valentine gì? 14 tháng 2 ai nên tặng quà cho ai?
- Người lao động mất khả năng điều khiển hành vi dẫn đến vi phạm kỷ luật lao động thì có bị xử lý kỷ luật lao động không?
- Đã có Nghị định 21/2025/NĐ-CP sửa đổi Điều 9 Nghị định 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi?
- 2006 khi nào đi nghĩa vụ quân sự? Thời gian 2006 nhập ngũ ngày nào năm 2025?
- Tam Nguyên là rằm tháng mấy? Tam nguyên có phải là ngày lễ lớn theo quy định pháp luật không?