Nhóm ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác có những hoạt động nào?
Nhóm ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, (có hiệu lực từ ngày 20/8/2018), theo đó:
G: BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ; SỬA CHỮA Ô TÔ, MÔ TÔ, XE MÁY VÀ XE CÓ ĐỘNG CƠ KHÁC
Ngành này gồm:
Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (nhưng không làm thay đổi tính chất, công dụng của hàng hóa) và dịch vụ phụ trợ cho hoạt động bán hàng. Bán buôn và bán lẻ là công đoạn cuối cùng của hoạt động phân phối hàng hóa. Các hoạt động sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác cũng được phân loại vào ngành này.
Các hoạt động gắn với bán hàng hóa, thực hiện bằng tay, ví dụ sắp xếp, phân loại, lắp ráp, pha trộn hàng hóa (pha rượu vang, trộn cát), đóng chai (có hoặc không làm sạch chai), bao gói, chia nhỏ và đóng gói lại để phân phối hàng hóa với bao bì nhỏ hơn, bảo quản (đông lạnh hoặc ướp lạnh), làm sạch, sấy khô nông sản, cắt các tấm gỗ xơ ép hoặc những tấm kim loại được coi như các hoạt động thứ yếu.
Ngành 45 gồm những hoạt động bán, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác. Ngành 46 và 47 gồm các hoạt động bán hàng hóa loại khác (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác). Cơ sở để phân biệt giữa ngành 46 (bán buôn (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)) và 47 (Bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác)) là dựa trên loại khách hàng chiếm tỷ trọng lớn hơn.
Bán buôn là hoạt động bán (không làm biến đổi hàng hóa) hàng hóa loại mới, loại đã qua sử dụng cho người bán lẻ, người sản xuất, kinh doanh, cơ quan, tổ chức hoặc những người sử dụng mang tính chuyên môn, người bán buôn khác, hoặc liên quan đến hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa cho các cá nhân hoặc công ty đó. Các chủ thể kinh doanh bán buôn hàng hóa gồm: Nhà bán buôn chuyên doanh loại hàng hóa nào đó, nhà phân phối sản phẩm công nghiệp, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, hiệp hội mua hàng, hợp tác xã, chi nhánh bán hàng, văn phòng mua bán (nhưng không bao gồm cửa hàng bán lẻ) được các đơn vị sản xuất hoặc khai thác lập ra nhằm mục đích tiếp thị sản phẩm của họ và đơn vị bán hàng này không chỉ đơn thuần nhận đơn đặt hàng và gửi hàng trực tiếp từ nhà máy hoặc hầm mỏ. Các hoạt động môi giới, đại lý, ủy thác hưởng hoa hồng, thu gom nông sản cũng được phân loại vào hoạt động bán buôn. Người bán buôn thường tiến hành lắp ráp, phân loại và chia hàng hóa từ những lô lớn, đóng gói lại thành lô nhỏ, bao gói nhỏ hơn (như đối với dược phẩm chẳng hạn) hoặc lưu giữ, bảo quản đông lạnh, lắp ráp, phân phối hàng hóa, thực hiện khuyến mãi cho khách hàng, thiết kế nhãn mác hàng hóa.
Bán lẻ là bán lại (không làm biến đổi hàng hóa) những hàng hóa loại mới và hàng đã qua sử dụng chủ yếu cho cộng đồng để tiêu dùng cho cá nhân hoặc hộ gia đình, ở các cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua bán, quầy hàng, cửa hàng nhận đặt và trả hàng bằng đường bưu điện, bán tại chợ hoặc lưu động, hợp tác xã mua bán, đấu giá viên... Người bán lẻ thường có quyền sở hữu hàng hóa mà họ bán trong khi các hoạt động đại lý chỉ bán hàng theo ủy nhiệm của người ký gửi hoặc bán hàng để hưởng hoa hồng.
Trên đây là tư vấn về các nhóm ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác. Để nắm thông tin các ngành nghề đăng ký kinh doanh khác, vui lòng tham khảo tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?