Mã ngành hoạt động trung gian tiền tệ là gì?
Theo quy định pháp luật hiện nay thì ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm bao gồm: hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tái bảo hiểm, bảo hiểm xã hội và các hoạt động tương tự như trung gian tài chính và các hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính khác. Ngành này cũng bao gồm hoạt động nắm giữ tài sản như: Hoạt động của các công ty nắm giữ tài sản, hoạt động quỹ tín thác và các công cụ tài chính khác.
Trong ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm sẽ bao gồm các hoạt động khác nhau, được phân cấp cụ thể và tương ứng với các hoạt động đó sẽ có các mã ngành khác nhau theo quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
Theo đó, Nhóm ngành hoạt động trung gian tiền tệ sẽ có mã ngành là: 641; và bao gồm các hoạt động sau:
- Hoạt động của ngân hàng trung ương về xây dựng các chính sách tiền tệ, phát hành tiền, quản lý hoạt động ngoại hối, kiểm soát dự trữ ngoại hối nhà nước, thanh tra hoạt động của các tổ chức ngân hàng...;
- Hoạt động của các đơn vị pháp nhân thường trú về lĩnh vực ngân hàng; trong đó chịu nợ trong tài khoản của mình để có được tài sản tiền tệ nhằm tham gia vào các hoạt động tiền tệ của thị trường. Bản chất hoạt động của các đơn vị này là chuyển vốn của người cho vay sang người đi vay bằng cách thu nhận các nguồn vốn từ người cho vay để chuyển đổi hoặc sắp xếp lại theo cách phù hợp với yêu cầu của người vay.
6411 - 64110: Hoạt động ngân hàng trung ương
Nhóm này gồm: Hoạt động của ngân hàng trung ương như:
- Phát hành tiền;
- Ngân hàng của các tổ chức tín dụng (nhận tiền gửi để thực hiện thanh toán bù trừ giữa các tổ chức tín dụng; tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế);
- Quản lý hoạt động ngoại hối và kiểm soát dự trữ ngoại hối nhà nước;
- Thanh tra hoạt động ngân hàng;
- Ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
6419 - 64190: Hoạt động trung gian tiền tệ khác
Nhóm này gồm: Hoạt động của các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật, các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán (trừ hoạt động cho thuê tài chính). Hoạt động của nhóm này bao gồm hoạt động của ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác, công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, các tổ chức tài chính hợp tác phi lợi nhuận,...
Nhóm này cũng gồm:
- Hoạt động của ngân hàng tiết kiệm bưu điện và chuyển tiền bưu điện;
- Các tổ chức chuyên cấp tín dụng cho mua nhà nhưng cũng nhận tiền gửi.
- Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
Loại trừ:
- Các tổ chức chuyên cấp tín dụng cho mua nhà nhưng không nhận tiền gửi được phân vào nhóm 64920 (Hoạt động cấp tín dụng khác);
- Các hoạt động thanh toán và giao dịch bằng thẻ tín dụng được phân vào nhóm 66190 (Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu).
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?