Khởi kiện người vay tiền bỏ trốn
Tại Điều 471 Bộ luật dân sự quy định “Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”. Nếu khi giao, nhận tiền, hai bên có lập thành văn bản, trong đó ghi rõ mục đích của giao dịch này là “vay tiền” thì đây là giao dịch vay tiền.
Tại khoản 1 Điều 474 Bộ luật dân sự quy định “bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn”.
Trường hợp 1: nếu người vay tiền có hành vi gian dối ngay từ khi thực hiện giao dịch hoặc có hành vi tẩu tán tài sản, bỏ trốn… nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng khoản tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả thì hành vi của người đó có dấu hiệu tội phạm (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản). Trong trường hợp này, bạn cần làm đơn tố giác gửi cơ quan điều tra, đề nghị điều tra, xử lý người vay.
Tại Điều 28 Bộ luật tố tụng hình sự, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Nếu cơ quan điều tra xử lý người vay bằng biện pháp hình sự thì quá trình giải quyết vụ án sẽ giải quyết đồng thời việc bồi thường cho những người bị hại do hành vi phạm tội đó gây ra.
Trường hợp 2: người vay tiền không có dấu hiệu phạm tội, đây chỉ là giao dịch dân sự bình thường, việc không trả được nợ đúng hạn là do làm ăn thua lỗ hoặc do các tác động khách quan khác…, bạn có quyền khởi kiện người vay ra tòa án, đề nghị xử buộc trả lại tiền (cả gốc và lãi nếu có thỏa thuận). Đây là giao dịch vay tài sản không có tài sản bảo đảm nên sau khi bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án tuyên buộc bên vay phải trả tiền cho bạn thì những tài sản của người vay (nếu có) sẽ được cơ quan thi hành án dân sự kê biên, phát mại để trả cho những người bị hại.
Do người vay đã bỏ trốn và bạn không biết địa chỉ của người vay nên theo quy định tại Điều 9 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP về yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện quy định tại Điều 169 của BLTTDS: “Trường hợp trong đơn khởi kiện không ghi đầy đủ cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện; tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, thì Toà án yêu cầu người khởi kiện ghi đầy đủ và đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nếu người khởi kiện không thực hiện, thì Toà án căn cứ vào khoản 2 Điều 169 của BLTTDS trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ mà không được thụ lý vụ án”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?
- Mẫu thông báo tiệc tất niên công ty kèm file tải về mới nhất năm 2025?
- Tỉnh Vĩnh Long cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km?