Xử trí thai quá ngày sinh

Dân gian có từ “chửa trâu” để chỉ những trường hợp thai đã quá ngày dự tính sanh mà em bé vẫn chưa chịu chui ra khỏi bụng mẹ. Liên quan đến vấn đề trên, Ban biên tập cho tôi hỏi Bộ Y tế hướng dẫn xử trí những trường hợp này như thế nào? Tài liệu nào hoặc văn bản nào hướng dẫn? Mong sớm nhận được hồi đáp từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Quỳnh Giao (q_giao***@gmail.com)

Xử trí thai quá ngày sinh được quy định tại Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

1.  Chẩn đoán và đánh giá.

- Thai quá ngày sinh là thai ở trong bụng mẹ quá 294 ngày (quá 42 tuần) tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng.

- Phải theo dõi sát các thai nghén từ sau 41 tuần (287 ngày) trở lên để phát hiện sớm suy thai.

- Vì bánh rau thoái hóa nên thai dễ bị suy, ngạt, tử vong do thiếu dinh dưỡng.

- Thai quá ngày sinh thường to nên dễ gây tai biến khi đẻ.

2.  Xử trí.

2.1. Tuyến xã.

- Các trường hợp thai quá 41 tuần (thai trên 287 ngày) cần chuyển tuyến ngay sau khi tư vấn.

2.2. Tuyến huyện trở lên.

2.2.1. Chẩn đoán.

- Dựa vào tuổi thai (tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối, có giá trị nếu chu kỳ kinh đều, 28-30 ngày).

- Dựa vào siêu âm trong 3 tháng đầu để xác định tuổi thai nếu không nhớ chính xác ngày đầu kỳ kinh cuối hoặc chu kỳ kinh không đều.

2.2.2. Xử trí.

- Theo dõi.

+ Theo dõi chỉ số nước ối bằng siêu âm (thiểu ối là dấu hiệu của suy tuần hoàn rau-thai và thai thiếu oxy). Siêu âm cách nhau 48 giờ vì nước ối thay đổi sau mỗi 48 giờ.

+ Soi ối (nước ối lẫn phân su thường gặp ở thai quá ngày sinh).

+ Monitoring: test không đả kích (non stress test) 2-3 ngày/lần. Nếu test không đáp ứng thì phải làm test có đả kích (stress tess) (test núm vú). Nếu không có dấu hiệu suy thai thì tiến hànhgây chuyển dạ (xem “Các phương pháp gây chuyển dạ”). Nếu test đả kích có biểu hiện dấu hiệu suy thai thì cần mổ lấy thai.

+ Đánh giá chỉ số Bishop để tiên lượng gây chuyển dạ thành công.

+ Gây chuyển dạ bằng bấm ối và truyền oxytocin tĩnh mạch.

- Mổ lấy thai trong các trường hợp:

+ Suy thai

+ Các trường hợp kèm theo nguyên nhân đẻ khó khác (mổ lấy thai cũ, ngôi mông, mẹ lớn tuổi, điều trị vô sinh)

- Theo dõi trẻ sau đẻ

+ Trẻ quá ngày sinh cần được chăm sóc: ủ ấm, thông đường hô hấp, cho vitamin K1 và theo dõi sự phát triển của trẻ.

Trên đây là nội dung quy định về việc xử trí thai quá ngày sinh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
166 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào