Tăng huyết áp, tiền sản giật và sản giật
Tăng huyết áp, tiền sản giật và sản giật được quy định tại Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
Định nghĩa tăng huyết áp
- Khi huyết áp tâm trương trên 90mmHg hoặc huyết áp tâm thu trên 140mmHg (đối với người không biết số đo huyết áp bình thường của mình: khi huyết áp tâm trương tăng 15mmHg hoặc huyết áp tâm thu tăng trên 30mmHg so với huyết áp bình thường trước khi có thai.
- Cần đo sau nghỉ ngơi 10 phút.
Các thể bệnh tăng huyết áp trong thời gian mang thai
- Tăng huyết áp không kèm theo protein niệu hoặc phù (Tăng huyết áp thai kì).
- Tiền sản giật nhẹ.
- Tiền sản giật nặng.
- Tiền sản giật trên người có tăng huyết áp mạn tính.
- Sản giật.
- Tăng huyết áp mạn tính.
1. Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng |
Chẩn đoán |
- Huyết áp tâm trương 90mmHg hoặc cao hơn, trước 20 tuần tuổi thai. - Hoặc huyết áp ≥140/90mmHg trước khi mang thai hoặc được chẩn đoán trước tuần lễ thứ 20 của thai kỳ. - Hoặc tăng huyết áp được chẩn đoán sau tuần lễ thứ 20 và kéo dài sau sinh trên 12 tuần. |
Tăng huyết áp mạn tính trước khi có thai. |
- Huyết áp tâm trương 90-110mmHg, đo 2 lần cách nhau 4 giờ, sau 20 tuần tuổi thai. - Không có protein niệu. |
Tăng huyết áp thai kì (Thai nghén gây tăng huyết áp) |
- Huyết áp tâm trương 90-110mmHg, đo 2 lần cách nhau 4 giờ, sau 20 tuần tuổi thai. - Protein niệu có thể tới ++. - Không có triệu chứng khác. |
Tiền sản giật nhẹ. |
- Huyết áp tâm trương 110mmHg trở lênhay huyết áp tâm thu 160mmHg trở lên sau 20 tuần tuổi thai và protein niệu +++ hoặc hơn. Ngoài ra có thể có các dấu hiệu sau: - Tăng phản xạ. - Đau đầu tăng, chóng mặt. - Nhìn mờ, hoa mắt. - Thiểu niệu (dưới 400ml/24 giờ). - Đau vùng thượng vị. - Phù phổi. - Xét nghiệm hóa sinh: ure, SGOT, SGPT, acid uric, bilirubin là các chất tăng cao trong máu, trong khi tiểu cầu và protid huyết thanh toàn phần lại giảm |
- Tiền sản giật nặng (chẩn đoán khi có tăng huyết áp và ít nhất một trong các dấu hiệu liệt kê ở cột bên). - Nghi ngờ hội chứng Hellp khi có tan máu vi thể (biểu hiện bằng bilirubin tăng), các enzym của gan tăng (SGOT và SGPT tăng cao từ 70đv/l trở lên) và số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3 máu. |
- Có cơn giật với 4 giai đoạn điển hình: xâm nhiễm, giật cứng, giật giãn cách và hôn mê. - Kèm theo một số dấu hiệu tiền sản giật nặng. |
Sản giật. |
- Protein-niệu mới xuất hiện ≥ 300mg/24 giờ trên thai phụ đã có sẵn tăng huyết áp nhưng không có protein-niệu trước tuần lễ thứ 20 của thai kỳ. - Hoặc huyết áp và protein-niệu tăng đột ngột hay tiểu cầu < 100.000/mm3 máu trên một phụ nữ tăng huyết áp và có protein-niệu trước tuần lễ thứ 20 của thai kỳ. |
Tiền sản giật trên người có tăng huyết áp mạn tính |
Chẩn đoán phân biệt tăng huyết áp mạn tính trước khi có thai và tăng huyết áp do thai nghén
Các dấu hiệu |
Tăng huyết áp mạn tính trước khi có thai |
Tăng huyết áp do thai |
Thời gian xuất hiện |
Trước 20 tuần của thai kỳ |
Từ tuần thứ 20 của thai kỳ |
Acid uric |
Có thể tăng |
Chỉ tăng cao trong tiền sản giật |
Protein niệu |
Có thể xuất hiện |
Xuất hiện sau 20 tuần thai kỳ |
2. Xử trí.
2.1. Thai nghén gây tăng huyết áp (tăng huyết áp thai kỳ).
2.1.1. Tuyến xã.
- Tư vấn cho thai phụ và gia đình về chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi.
- Theo dõi huyết áp, protein niệu, tình trạng thai hàng tuần. Nếu không giảm, chuyển tuyến trên và giải thích cho người nhà biết nguy cơ tiền sản giật, sản giật có thể xảy ra.
2.1.2. Tuyến huyện và tuyến tỉnh.
- Nếu huyết áp giảm tới mức bình thường thì cho nằm nghỉ ngơi tại giường, cho phép về nhà và hẹn khám lại.
- Nếu huyết áp ổn định theo dõi tiếp cho đến khi chuyển dạ.
- Nếu huyết áp ngày càng tăng cao, điều trị như tiền sản giật.
2.2. Tiền sản giật, sản giật.
2.2.1. Tuyến xã.
Chuyển tuyến trên.
- Trường hợp tiền sản giật nặng: trước khi chuyển sử dụng 4g magnesi sulfat 15% tiêm bắp chậm hay tiêm tĩnh mạch chậm trong dung dịch glucose(nếu có), thông tiểu.
- Trường hợp sản giật: trước khi chuyển tiêm diazepam 10mg x 1 ống để kiểm soát cơn giật, sau đó tiêm bắp 4g magnesi sulfat 15% hay tiêm tĩnh mạch chậm trong dung dịch glucose (nếu có). Phòng cắn lưỡi, hít phải đờm dãi. Ủ ấm, hút đờm dãi, thở oxy (nếu có).
2.2.2. Tuyến huyện trở lên.
Tiền sản giật nhẹ:
- Nếu các dấu hiệu không nặng lên hoặc trở lại bình thường: theo dõi mỗi tuần 2 lần (huyết áp, số lượng nước tiểu, protein niệu, tình trạng thai) đến khi đủ tháng.
- Nếu huyết áp tâm trương trên 100mmHg, uống aldomet 250mg x 2 viên x 2 lần/ngày.
Những ngày sau 250mg/lần x 4 lần.
- Tư vấn cho sản phụ và gia đình về sự nguy hiểm của tiền sản giật nặng và sản giật, về chế độ ăn.
- Nếu cổ tử cung mở thì bấm ối cho đẻ, chú ý là cần dựa vào con số huyết áp mà cho đẻ thường hay đẻ bằng forceps nếu đủ điều kiện. Chỉ phẫu thuật lấy thai nếu kèm theo các lý do sản khoa khác như: ngôi bất thường, rau tiền đạo…
- Nếu cổ tử cung chưa xóa thì tiếp tục theo dõi thai nghén. Tiền sản giật nặng:
- Để người bệnh nằm nghiêng trái, ủ ấm.
- Cho thuốc chống co giật: magnesi sulfat 15% liều khởi đầu 2-4g tiêm tĩnh mạch thật chậm với tốc độ 1 gam/phút hoặc pha loãng trong dung dịch glucose truyền tĩnh mạch tiêm chậm trong 20 phút. Sau đó cứ 1 giờ tiêm bắp sâu 1g/lầnhay duy trì tĩnh mạch 1g/giờ. Phải theo dõi phản xạ gân xương hàng ngày, đề phòng dùng quá liều magnesi sulfat (phản xạ gân xương giảm).
- Cho hydralazin 5 mg tiêm tĩnh mạch chậm cho đến khi huyết áp giảm xuống còn 100mmHg, có thể tiêm bắp nhắc lại nếu cần thiết. Nếu không có hydralazin thì dùng nifedipin 10 mg ngậm dưới lưỡi.
- Trong trường hợp tiền sản giật nặng đã điều trị nội khoa nhưng không kết quả: cần chấm dứt thai kỳ để bảo đảm sức khỏe cho mẹ và cứu thai nhi nếu có thể.
- Trong trường hợp không đủ điều kiện hoặc đã điều trị tích cực trong 24 giờ mà tình trạng không thuyên giảm hoặc nặng lên: chuyển tuyến tỉnh.
* Lưu ý:
- Dấu hiệu ngộ độc magnesi sulfat:
9,6-12mg/dl (4,0-5,0mmol/l): mất phản xạ gân xương.
12-18mg/dl (5,0-7,5mmol/l): liệt cơ hô hấp.
24-30mg/dl (10-12,5mmol/l): ngưng tim
- Xử trí ngộ độc magnesi sulfat
+ Ngừng magnesi sulfat.
+ Thuốc đối kháng: calcium gluconate, tiêm tĩnh mạch 1g.
+ Đặt nội khí quản và thông khí nếu có suy hô hấp, ngừng thở. Sản giật:
Tuyến xã và huyện: sau khi sơ cứu ban đầu, chuyển sản phụ lên tuyến tỉnh.
Tuyến tỉnh:
- Đặt sản phụ nằm nghiêng, ngáng miệng đề phòng cắn phải lưỡi, hít phải đờm dãi, cho người bệnh thở oxy.
- Cho thuốc chống co giật duy trì 24 giờ hoặc sau cơn giật cuối cùng.
- Tiếp tục cho thuốc hạ huyết áp cho đến khi huyết áp tâm trương giảm.
- Theo dõi lượng nước tiểu.
- Nếu chuyển dạ: đẻ forceps khi đủ điều kiện, nếu không đủ điều kiện thì phẫu thuật lấy thai.
- Nếu chưa chuyển dạ:
+ Nếu sản phụ ổn định:
- Ở tuổi thai 28-34 tuần, điều trị corticoid (cho betamethason 12mg/lần, tiêm bắp
2 lần cách nhau 24 giờ; hoặc cho dexamethason 6mg/lần, tiêm bắp 4 lần, cách nhau 12 giờ), tiếp tục theo dõi trong 24 giờ rồi đình chỉ thai nghén. Nếu thai nhi không có khả năng sống thì đình chỉ thai nghén càng sớm càng tốt ngay khi tình trạng sản phụ cho phép.
- Tuổi thai trên 34 tuần đình chỉ thai nghén càng sớm càng tốt.
+ Nếu sản phụ không ổn định: phẫu thuật lấy thai sau khi cắt cơn giật
2.3. Tăng huyết áp mạn tính trong khi có thai.
Tuyến xã.
- Chuyển tuyến trên.
Tuyến huyện trở lên.
- Động viên sản phụ nghỉ ngơi, theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày.
- Nếu huyết áp tâm trương 100 mmHg hoặc hơn, huyết áp tâm thu 160 mmHg hoặc hơn cho thuốc hạ huyết áp rồi chuyển tuyến trên nếu tại tuyến huyện hoặc tỉnh không có khả năng điều trị.
- Nếu không có biến chứng theo dõi chờ đẻ.
- Có dấu hiệu suy thai (tim thai dưới 120 hoặc trên 160 lần/phút): xử trí suy thai.
3. Tiến triển và tiên lượng
- Tình trạng tăng huyết áp tồn tại càng lâu sau khi sinh, nguy cơ chuyển thành tăng huyết áp mạn tính càng cao.
- Tình trạng tiền sản giật biểu hiện và được chẩn đoán càng sớm, khả năng bị tiền sản giật ở các lần có thai tới càng cao.
- Những phụ nữ có tiền sử tiền sản giật hoặc tăng huyết áp có nhiều nguy cơ bị tiền sản giật ở lần có thai tới. Phụ nữ sinh nhiều lần, bị tiền sản giật sẽ có nguy cơ tiền sản giật ở lần có thai sau cao hơn sản phụ mới bị tiền sản giật lần đầu.
- Những phụ nữ bị sản giật, nguy cơ phát triển thành tăng huyết áp mãn tính cao gấp 3 lần ở phụ nữ đã sinh nhiều lần so với phụ nữ mới sinh lần đầu.
4. Dự phòng và tư vấn
- Theo dõi tình trạng huyết áp ở thai kỳ sau là một biện pháp tầm soát nguy cơ tăng huyết áp mãn tính ở những bệnh nhân bị tiền sản giật.
- Phụ nữ có tăng huyết áp trong thai kỳ cần được theo dõi nhiều tháng sau sinh và tư vấn về nguy cơ bệnh tim mạch trong tương lai.
Trên đây là nội dung quy định về việc tăng huyết áp, tiền sản giật và sản giật. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?