Trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước trong nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Đức Nguyên, công chức nhà nước đã về hưu, hiện đang sinh sống và làm việc tại Tp Vinh, Nghệ An. Đọc trên các báo, tạp chí tôi được biết việc phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là trách nhiệm của từ cá nhân chứ không riêng gì của từ đơn vị, tổ chức. Tôi có thắc mắc mong nhận phản hồi từ Ban biên tập, cụ thể: Trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước trong nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định ra sao? 

Trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước trong nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quy định tại Điều 9 Quyết định 04/2016/QĐ-KTNN Quy định về quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước, cụ thể như sau:

- Trong hoạt động của Tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán

+ Kiểm toán viên nhà nước phải nêu cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của tổ kiểm toán, đoàn kiểm toán. Kiểm toán viên nhà nước không được đưa, nhận hối lộ, môi giới làm thủ tục hành chính hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới hưởng thù lao dưới mọi hình thức trái quy định; không đưa, nhận hoa hồng hoặc môi giới đưa, nhận hoa hồng trái quy định.

+ Kiểm toán viên nhà nước chỉ được sử dụng tài sản công với mục đích hợp pháp và chính đáng; phải tuân thủ quy định của Kiểm toán nhà nước về tạm ứng, thanh toán công tác phí và các khoản khác; nghiêm cấm việc thanh toán trùng lặp công tác phí từ nhiều nguồn khác nhau hoặc lợi dụng thanh toán công tác phí để thu lợi bất chính.

- Trong kiểm toán đối với đơn vị được kiểm toán

Khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng, sử dụng không tiết kiệm hay lãng phí tài chính công, tài sản công trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được kiểm toán thì Kiểm toán viên nhà nước phải báo ngay với người lãnh đạo cấp trên của mình, đồng thời tiến hành các thủ tục thẩm tra, xác minh theo thẩm quyền và tuân theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước. Trong trường hợp người lãnh đạo cấp trên trực tiếp của mình không có quyết định chỉ đạo kiểm toán để làm rõ các dấu hiệu về tham nhũng, lãng phí tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán hoặc không báo cáo với cấp trên của người đó thì kiểm toán viên nhà nước phải báo cáo trực tiếp với Trưởng đoàn kiểm toán hoặc Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán.

- Trong hoạt động khác

Kiểm toán viên nhà nước phải trung thực trong việc báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, lịch sử bản thân, kê khai tài sản, thu nhập; không mở tài khoản ở nước ngoài trái quy định hoặc tham gia hoạt động rửa tiền.

Ban biên tập Ngân hàng Pháp luật xin thông tin đến bạn. 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
438 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào