Lễ hội chọi trâu do nhiều xã cùng tổ chức thì phải đăng ký tại đâu?
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành (có hiệu lực từ ngày 15/10/2018) định nghĩa:
Lễ hội truyền thống (bao gồm cả lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội dân gian) là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân."
Như vậy, từ quy định này thì có thể xác định được rằng lễ hội chọi trâu ở địa phương của bạn là một lễ hội truyền thống.
Bên cạnh đó thì tại Điểm b Khoản 3 Điều 9 Nghị định này thì:
"Điều 9. Đăng ký tổ chức lễ hội
..........
3. Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tổ chức gồm:
..........
b) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp huyện) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên."
Từ quy định này thì có thể thấy rằng, đối với lễ hội truyền thống (lễ hội chọi trâu ở địa phương của ban) do nhiều xã cùng tham gia tổ chức thì trước khi tổ chức phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trên đây là nội dung trả lời về cơ quan đăng ký tổ chức lễ hội chọi trâu do nhiều xã trong cùng một huyện tham gia tổ chức. Để biết thêm thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Nghị định 110/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Công chứng viên bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng trong trường hợp nào?
- Xe ô tô nào được phân loại theo mục đích sử dụng từ 01/01/2025?
- Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần gồm những giấy tờ gì?
- Phương thức cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới được quy định như thế nào?