Nghi thức tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống của các bộ, ngành, địa phương được tiến hành theo trình tự nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương, có hiệu lực từ 15/10/2018, nghi thức lễ kỷ niệm được quy đinh như sau:
1. Nghi thức tổ chức lễ kỷ niệm được tiến hành theo trình tự sau:
a) Thông báo chương trình lễ kỷ niệm;
b) Lễ chào cờ, đại biểu dự lễ hát Quốc ca;
c) Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu, khách mời theo thứ tự sau:
- Giới thiệu đích danh đại biểu cấp trên đến tham dự lễ kỷ niệm;
- Giới thiệu đại diện tên cơ quan, đơn vị hoặc nhóm chức danh được mời;
- Giới thiệu đích danh chức danh cao nhất (đương nhiệm) của người đứng đầu đơn vị chủ trì tổ chức lễ kỷ niệm;
- Khi được giới thiệu, đại biểu có chức danh cao nhất đứng lên, cúi chào (các đại biểu dự lễ kỷ niệm vỗ tay).
d) Diễn văn kỷ niệm;
đ) Công bố quyết định khen thưởng, trao thưởng (nếu có);
e) Phát biểu của đại biểu cấp trên (nếu có);
g) Phát biểu đáp từ của người đứng đầu đơn vị chủ trì tổ chức lễ kỷ niệm;
h) Tuyên bố kết thúc buổi lễ.
2. Việc điều hành phần nghi thức quy định tại khoản 1 Điều này phải do Ban Tổ chức lễ kỷ niệm thực hiện.
Trên đây là nội dung tư vấn về trình tự Nghi thức tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống của các bộ, ngành, địa phương. Để hiểu rõ và chit iết hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Nghị định 111/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị trừ mấy điểm bằng lái?
- New year s eve là gì? New year s eve 2025 là khi nào?
- Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô phạt đến 6 triệu đồng từ 01/01/2025?
- Lỗi vi phạm giao thông đối với xe máy tăng mức phạt từ năm 2025?
- Nghị định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất?