Chỉ tiêu thống kê số vụ việc trợ giúp pháp lý

Tôi đang làm việc tại một Trung tâm trợ giúp pháp lý ở Đà Nẵng. Vì tính chất công việc, tôi có thắc mắc mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi, cho tôi hỏi chỉ tiêu thống kê số vụ việc trợ giúp pháp lý được quy định cụ thể ra sao? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! Trần Thị Hoa (hoah***@gmail.com)

Chỉ tiêu thống kê số vụ việc trợ giúp pháp lý được quy định tại Tiểu mục 1302 Mục 13 Phụ lục II Nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Thông tư 10/2017/TT-BTP như sau:

1. Khái niệm và phương pháp tính

1.1. Khái niệm

- Số vụ việc trợ giúp pháp lý là số vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý, do người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện cho người được trợ giúp pháp lý khi họ gặp vướng mắc liên quan đến pháp luật (Người thực hiện trợ giúp pháp lý chỉ thực hiện khi người được trợ giúp pháp lý có đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý; giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý; các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý).

- Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:

+ Trợ giúp viên pháp lý;

+ Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

+ Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

+ Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

1.2. Phương pháp tính

- Trong một vụ việc, nếu có bao nhiêu người được trợ giúp pháp lý có đơn yêu cầu được trợ giúp pháp lý thì sẽ tính là bấy nhiêu vụ việc trợ giúp pháp lý. Ví dụ: Trong 01 vụ hình sự có 4 bị cáo, trong đó có 3 bị cáo là người được trợ giúp pháp lý và có đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý thì sẽ được tính là 3 vụ việc trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực hình sự.

- Một vụ việc trải qua hai cấp xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm) thì sẽ được tính là 02 vụ việc trợ giúp pháp lý.

- Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng đình chỉ vụ án ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng thì vẫn được coi là một vụ việc trợ giúp pháp lý.

2. Phân tổ chủ yếu

- Lĩnh vực pháp luật (hình sự; dân sự hôn nhân gia đình, hành chính, khác);

- Hình thức trợ giúp (tham gia tố tụng, tư vấn, đại diện ngoài tố tụng);

- Tình trạng vụ việc tiếp nhận (kỳ trước chuyển qua, phát sinh trong kỳ);

- Người thực hiện (Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng, luật sư của tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên trợ giúp pháp lý);

- Kết quả trợ giúp pháp lý (hoàn thành, chuyển đi nơi khác, chuyển sang kỳ sau);

- Tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê Ngành Tư pháp.

5. Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

Chủ trì: Cục Kế hoạch - Tài chính;

Phối hợp: Cục Trợ giúp pháp lý.

Trên đây là nội dung quy định về chỉ tiêu thống kê số vụ việc trợ giúp pháp lý. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 10/2017/TT-BTP.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
196 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào