Có được biệt phái viên chức nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hay không?
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
Thời hạn biệt phái viên chức không quá 03 năm. Trường hợp một số ngành, lĩnh vực đặc thù yêu cầu phải có thời hạn biệt phái dài hơn thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
Tuy nhiên việc biệt phái viên chức chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định. Và trong một số trường hợp cụ thể thì không được thực hiện biệt phái viên chức.
Theo đó, Khoản 7 Điều 36 Luật Viên chức 2010 có quy định:
"7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi."
==> Căn cứ quy định đã được trích dẫn trên đây thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập không được thực hiện (hoặc quyết định) biệt phái đối với viên chức nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết bản kiểm điểm cá nhân cuối năm mẫu 2A chi tiết, đầy đủ?
- Giờ làm việc ngân hàng Techcombank mới nhất năm 2024?
- Link truy cập Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng?
- 03 biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường hiện nay? Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng chống bạo lực học đường là gì?
- 03 hình thức công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành trái phiếu từ 25/12/2024?