Ai có thẩm quyền thanh lý tài sản công trong ngành Kiểm sát?

Xin chào, tôi tên Cẩm Tú sinh sống tại Bến Lức, Long An. Trong lúc trao đổi một số vấn đề với các đồng nghiệp thì có phát sinh vấn đề về quản lý tài sản của ngành Kiểm sát, theo tôi được biết "tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác." Tuy nhiên, tôi vẫn chưa rõ lắm: Ai có thẩm quyền thanh lý tài sản công trong ngành Kiểm sát? Các bạn hỗ trợ tôi với nhé! (0123***)

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định về việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, thẩm quyền thanh lý tài sản công được quy định như sau:

1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thanh lý tài sản công của đơn vị thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính đối với:

a) Nhà làm việc và tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động quản lý (không bao gồm quyền sử dụng đất) có nguyên giá trên sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản;

b) Máy móc, thiết bị, phương tiện làm việc và các tài sản khác có nguyên giá trên sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.

2. Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính quyết định thanh lý tài sản công của đơn vị trong Ngành đối với:

a) Nhà làm việc và tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động quản lý (không bao gồm quyền sử dụng đất) có nguyên giá trên sổ kế toán từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;

b) Ô tô, phương tiện vận tải khác;

c) Máy móc, thiết bị, phương tiện làm việc và các tài sản khác có nguyên giá trên sổ kế toán từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản.

3. Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thủ trưởng các đơn vị dự toán trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định thanh lý tài sản công của đơn vị mình và đơn vị thuộc phạm vi quản lý đối với tài sản không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều này và các tài sản khác có giá trị (nguyên giá trên sổ kế toán) từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng/01 đơn vị tài sản, báo cáo gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Cục Kế hoạch - Tài chính) để theo dõi, quản lý.

4. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện quyết định thanh lý tài sản công đối với tài sản có giá trị (nguyên giá trên sổ kế toán) dưới 100 triệu đồng/01 đơn vị tài sản.

Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền thanh lý tài sản công trong ngành Kiểm sát. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng tìm hiểu thêm tại Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2018.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
745 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào