Cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng khi chứng chỉ hành nghề đã hết hiệu lực bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở thì phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động xây dựng khi chứng chỉ hành nghề đã hết hiệu lực.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì mức phạt trên đây được áp dụng xử phạt đối với tổ chức vi phạm; trong trường hợp cá nhân vi phạm thì bị phạt tiền bằng 1/2 so với mức phạt đối với tổ chức vi phạm.
Tuy nhiên, cũng theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì mức phạt quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 139/2017/NĐ-CP là mức phạt áp dụng đối với cá nhân.
==> Như vậy, đối với trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng khi chứng chỉ hành nghề đã hết hiệu lực theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng trong trường hợp trên còn bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 23 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 10 tháng 2 âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Người lao động được nghỉ hưởng lương ngày 10 tháng 2 2025 âm không?
- Ngày 15 1 âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch? Ngày 15 1 âm lịch 2025 là thứ mấy?
- Đề tham khảo thi vào lớp 10 năm 2025 Nghệ An?
- Viết thư UPU lần thứ 54 2025: Hãy lắng nghe đại dương, hãy bảo vệ đại dương?
- Ngày Thần Tài làm gì để cả năm may mắn? Ngày vía Thần Tài có ý nghĩa như thế nào trong kinh doanh? Ngày vía Thần Tài cúng gì?