Trách nhiệm của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc xem xét kiến nghị của cử tri cả nước
Trách nhiệm của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc xem xét kiến nghị của cử tri cả nước quy định tại Điều 24 Nghị quyết 26/2004/NQ-QH11 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do Quốc hội ban hành, cụ thể như sau:
- Chỉ đạo Ban dân nguyện và các cơ quan hữu quan giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội tổng hợp, phân loại ý kiến, kiến nghị của cử tri; phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình Quốc hội báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, giải quyết kiến nghị của cử tri theo thẩm quyền; giao Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội nghiên cứu, trả lời kiến nghị của cử tri liên quan đến hoạt động của Quốc hội;
- Giao Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của cử tri thuộc lĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụ trách; chỉ đạo Ban dân nguyện giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của cử tri không thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Uỷ ban phụ trách;
- Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội;
- Đề xuất các vấn đề trình Quốc hội thảo luận, ra nghị quyết về việc giải quyết kiến nghị của cử tri.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?