Hướng dẫn đóng bảo hiểm cho người đã về hưu mà vẫn đi làm
- Đối với bảo hiểm xã hội thì tại Khoản 9 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
"Điều 123. Quy định chuyển tiếp
.......
9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc."
Theo quy định này thì ta thấy rằng người đã hưởng lương hưu thì khi giao kết hợp đồng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nữa. Còn đối với trường hợp người đã đủ tuổi về hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo Điều 61 Luật bảo hiểm xã hội 2014 để tiếp tục đóng cho đến khi đủ thời gian được hưởng.
- Đối với bảo hiểm thất nghiệp thì tại Khoản 2 Điều 43 Luật việc làm 2013 quy định:
"Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp."
Dựa vào quy định này thì ta thấy rằng người lao động đang hưởng lương hưu thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Còn với người đã đủ tuổi nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà vấn tiếp tục làm việc thì phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều trên.
- Đối với bảo hiểm y tế thì tại Khoản 6 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định như sau:
"2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;"
Căn cứ theo quy định trên thì ta thấy, trường hợp người lao động đã về hưu thì vẫn sẽ tham gia bảo hiểm y tế và việc đóng bảo hiểm sẽ do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng. Còn đối với người đã đủ tuổi về hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà vẫn tiếp tục đi làm thì cũng đóng bảo hiểm y tế luôn, và việc đóng bảo hiểm y tế đối với trường hợp này sẽ do người sử dụng lao động thực hiện.
Từ các lập luận đã nêu trên thì Ban biên tập sẽ đưa ra bảng tổng hợp về việc đóng bảo hiểm cho người đủ tuổi nghỉ hưu như sau:
Loại Bảo hiểm | Đã về hưu và đang hưởng lương hưu | Đủ tuổi về hưu nhưng chưa được hưởng lương hưu |
Bảo hiểm xã hội | Không đóng | Đóng |
Bảo hiểm thất nghiệp | Không đóng | Đóng |
Bảo hiểm y tế | Đóng | Đóng |
Bảo hiểm tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp | Không đóng | Đóng |
Trên đây là nội dung trả lời về việc đóng bảo hiểm cho người nghỉ hưu. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ tết Nguyên đán diễn ra vào ngày nào đến ngày nào 2025? Nhằm vào ngày nào đến ngày nào dương lịch?
- Các nội dung cần đảm bảo để định hướng chương trình thanh tra là gì?
- Quyền bảo vệ giống cây trồng có thể kéo dài bao lâu?
- Lương 15 triệu đóng thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu?
- Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm như thế nào?