Hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong tố tụng hành chính
Căn cứ theo quy định tại Điều 69 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, Điều này được sửa đổi bởi Khoản 23 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 2006, hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được quy định như sau:
1- Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là sáu tháng, theo thủ tục tái thẩm là một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.
2- Kháng nghị phải được gửi cho Toà án đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị, Toà án sẽ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị. Toà án phải gửi kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu trong thời hạn mười lăm ngày.
3- Trong kháng nghị phải ghi rõ căn cứ kháng nghị. Trước khi mở phiên Toà hoặc tại phiên toà, người kháng nghị có quyền rút kháng nghị.
4- Người kháng nghị có quyền hoãn hoặc tạm đình chỉ việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
Trên đây là nội dung tư vấn về hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?