Sao lưu dự phòng trong hoạt động ngân hàng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Thông tư 18/2018/TT-NHNN quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, có hiệu lực từ 01/01/2019, sao lưu dự phòng được quy định như sau:
1. Lập danh sách hệ thống thông tin theo mức độ quan trọng cần được sao lưu, kèm theo thời gian lưu trữ, định kỳ sao lưu, phương pháp sao lưu và thời gian kiểm tra phục hồi hệ thống từ dữ liệu sao lưu.
2. Dữ liệu của các hệ thống thông tin từ mức độ 2 trở lên phải có phương án tự động sao lưu phù hợp với tần suất thay đổi của dữ liệu và bảo đảm nguyên tắc dữ liệu phát sinh phải được sao lưu trong vòng 24 giờ. Dữ liệu sao lưu phải được lưu trữ ra phương tiện lưu trữ ngoài (như băng từ, đĩa cứng, đĩa quang hoặc phương tiện lưu trữ khác) và cất giữ, bảo quản an toàn tách rời với khu vực lắp đặt hệ thống thông tin nguồn.
3. Đối với hệ thống thông tin từ mức độ 2 trở lên phải kiểm tra, phục hồi dữ liệu sao lưu từ phương tiện lưu trữ ngoài tối thiểu sáu tháng một lần.
4. Tổ chức có cả hệ thống thông tin chính và dự phòng đặt ngoài lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện lưu trữ thông tin cá nhân, dữ liệu giao dịch của khách hàng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trên đây là nội dung tư vấn về Sao lưu dự phòng trong hoạt động ngân hàng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Thông tư 18/2018/TT-NHNN. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?