Quy trình biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm quốc gia
Quy trình biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm quốc gia được quy định tại Điều 15 Thông tư 29/2013/TT-BLĐTBXH quy định về xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, theo đó:
1. Chuẩn bị
a) Thành lập ban chủ nhiệm biên soạn giáo trình dạy nghề (sau đây gọi là ban chủ nhiệm).
b) Thành lập các tiểu ban biên soạn giáo trình một hoặc một số mô đun/môn học trong chương trình dạy nghề (sau đây gọi chung là tiểu ban biên soạn).
c) Xây dựng đề cương tổng hợp, chi tiết biên soạn giáo trình và ký hợp đồng biên soạn giáo trình.
d) Tập huấn biên soạn giáo trình cho ban chủ nhiệm và các tiểu ban biên soạn (nếu có).
2. Thiết kế cấu trúc chi tiết giáo trình mô đun/môn học
a) Xác định mục tiêu của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương của mô đun/môn học.
b) Xác định kiến thức cốt lõi, đặc trưng; kết cấu, thể loại bài tập/sản phẩm để hình thành kỹ năng nhằm đạt được mục tiêu của tiêu đề, tiểu tiêu đề/mục, tiểu mục trong bài/chương của mô đun/môn học.
c) Xin ý kiến chuyên gia để thống nhất về các nội dung của cấu trúc chi tiết.
d) Tổ chức hội thảo về thiết kế cấu trúc chi tiết (số lượng từ 10 - 20 người).
đ) Tổng hợp, hoàn thiện về các nội dung của cấu trúc chi tiết.
3. Biên soạn giáo trình
a) Nghiên cứu chương trình dạy nghề, chương trình mô đun/môn học, cấu trúc chi tiết của mô đun/môn học.
b) Thu thập, tham khảo các tài liệu có liên quan.
c) Biên soạn các nội dung theo cấu trúc chi tiết từng giáo trình mô đun/môn học.
d) Xin ý kiến chuyên gia về nội dung của từng giáo trình mô đun/môn học.
đ) Tiểu ban biên soạn báo cáo kết quả cho ban chủ nhiệm.
e) Ban chủ nhiệm tổng hợp, hoàn thiện giáo trình dạy nghề.
4. Hội thảo xin ý kiến chuyên gia về giáo trình dạy nghề
Số lượng chuyên gia xin ý kiến về giáo trình không quá 40 người; thành phần gồm: giáo viên, giảng viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy, ban chủ nhiệm, tiểu ban biên soạn một số mô đun/môn học của nghề; cán bộ quản lý, nghiên cứu và chuyên gia của nghề (mỗi nhóm mô đun/môn học có từ 3 - 5 người).
5. Sửa chữa, biên tập, hoàn thiện dự thảo giáo trình dạy nghề
a) Sửa chữa biên tập tổng thể giáo trình dạy nghề.
b) Xin ý kiến chuyên gia về giáo trình dạy nghề (tối thiểu 5 ý kiến).
c) Hoàn thiện dự thảo giáo trình dạy nghề.
6. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc biên soạn giáo trình dạy nghề
7. Bảo vệ giáo trình dạy nghề
a) Gửi bản dự thảo giáo trình cho hội đồng thẩm định giáo trình; chuẩn bị báo cáo tóm tắt quá trình biên soạn và những nội dung cốt lõi của giáo trình.
b) Bảo vệ giáo trình trước hội đồng thẩm định giáo trình.
c) Hoàn thiện giáo trình theo ý kiến của hội đồng thẩm định giáo trình.
d) Giao nộp cho Tổng cục Dạy nghề giáo trình dạy nghề sau khi đã hoàn chỉnh theo ý kiến của hội đồng thẩm định.
Trên đây là tư vấn về quy trình biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm quốc gia. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 29/2013/TT-BLĐTBXH. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?