Tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch Thanh tra viên chính

Xin chào Ban biên tập. Tôi là Nguyễn Văn Thanh, hiện tại tôi đang là thanh tra viên. Giờ tôi muốn được nâng lên ngạch thanh tra viên chính thì tôi phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào theo quy định của pháp luật về năng lực và trình độ? Xin cảm ơn!

Theo quy định hiện hành thì Thanh tra viên chính là công chức chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan Thanh tra nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan Thanh tra nhà nước. Thanh tra viên chính được giao trực tiếp hoặc chủ trì thanh tra các vụ việc có quy mô rộng, tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ thanh tra.

Theo đó, để được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên chính thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiệp vụ được quy định tại Quyết định 04/2008/QĐ-BNV. Cụ thể như sau:

1. Tiêu chuẩn về năng lực

- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm vững thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước và quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội, đề xuất và tổ chức thực hiện có hiệu quả các cuộc thanh tra được giao;

- Nắm vững nguyên tắc, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội;

- Am hiểu sâu tình hình kinh tế - xã hội;

- Có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành theo lĩnh vực được phân công; có khả năng đảm nhận trách nhiệm là trưởng đoàn, phó trưởng đoàn thanh tra; tổ chức điều hành hướng dẫn thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao;

- Có năng lực phân tích, đánh giá những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực, địa phương.

2. Tiêu chuẩn về trình độ

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch thanh tra viên chính;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính;

- Có trình độ trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên;

- Có ngoại ngữ trình độ B trở lên (1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức). Đối với công chức công tác tại các địa phương ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo có sử dụng tiếng dân tộc thiểu số phục vụ trực tiếp cho công tác thì được thay thế chứng chỉ ngoại ngữ bằng chứng chỉ hoặc chứng nhận biết tiếng dân tộc thiểu số do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Có trình độ tin học văn phòng;

- Có thâm niên ở ngạch thanh tra viên hoặc tương đương tối thiểu là 09 (chín) năm; nếu là cán bộ, công chức ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương công tác ở cơ quan, tổ chức khác chuyển sang cơ quan Thanh tra Nhà nước thì phải có ít nhất 01 (một) năm làm công tác thanh tra.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
295 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào