Nhiệm vụ chung của các Uỷ viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Kiểm toán Nhà Nước
Nhiệm vụ chung của các Uỷ viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Kiểm toán Nhà Nước quy định tại Điều 8 Quyết định 2264/QĐ-KTNN năm 2014 về Quy chế Hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước, cụ thể như sau:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được Tổng Kiểm toán Nhà nước giao quản lý theo phân cấp và theo từng lĩnh vực công tác chuyên môn, nghiệp vụ để nhận xét, đánh giá các hoạt động về công tác chuyên môn, nghiệp vụ, công tác Đảng và công tác đoàn thể trong năm đối với từng đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
- Căn cứ báo cáo kết quả nhận xét, đánh giá về công tác chuyên môn, nghiệp vụ, công tác Đảng, công tác đoàn thể trong năm và các tiêu chuẩn theo quy định để nhận xét, đánh giá, phân loại chất lượng công tác và thành tích thi đua, khen thưởng năm của từng đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước trong phạm vi được giao quản lý theo các mức sau:
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
+ Hoàn thành nhiệm vụ;
+ Không hoàn thành nhiệm vụ.
- Có nhiệm vụ gửi kết quả tổng hợp nhận xét, đánh giá, phân loại chất lượng công tác và thành tích thi đua, khen thưởng trong năm của từng đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước được giao quản lý về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (trước ngày 05 tháng 01 năm sau) để làm căn cứ trình Hội đồng xét duyệt khen thưởng năm của toàn ngành.
- Có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng; đề xuất với Hội đồng về các giải pháp, cách thức tổ chức phong trào thi đua của Kiểm toán Nhà nước, thực hiện chương trình công tác thi đua, khen thưởng; tham gia đóng góp ý kiến và biểu quyết khi xét, duyệt các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
- Trong phiên họp Hội đồng, khi đưa ra các ý kiến nhận xét, đánh giá về thành tích thi đua để đề nghị khen thưởng hoặc không đề nghị khen thưởng, các ủy viên Hội đồng phải cung cấp những căn cứ hoặc tài liệu có liên quan để chứng minh và phải chịu trách nhiệm đối với các ý kiến nhận xét, đánh giá của mình.
- Trường hợp uỷ viên Hội đồng là thủ trưởng đơn vị khi vắng mặt có thể uỷ quyền cho cấp phó của đơn vị họp thay và phải được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng. Người được uỷ quyền dự họp có đầy đủ các quyền tham gia đóng góp ý kiến như thành viên chính thức của Hội đồng nhưng không có quyền tham gia biểu quyết tại phiên họp Hội đồng.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch hoặc các Phó Chủ tịch Hội đồng.
Ban biên tập xin phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?