Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Kiểm toán Nhà Nước có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

Chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Nam Anh, hiện tôi đang công tác trong một công ty kiểm toán độc lập, vì nhu cầu tìm hiểu tôi có thắc mắc tôi mong muốn nhận phản hồi từ Ban biên tập. Cụ thể: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Kiểm toán Nhà Nước có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? 

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Kiểm toán Nhà Nước có nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 3 Quyết định 2264/QĐ-KTNN năm 2014 về Quy chế Hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước, cụ thể như sau:

- Tham mưu cho Tổng Kiểm toán Nhà nước thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng; phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền.

- Xây dựng kế hoạch hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện công tác thi đua - khen thưởng hàng năm hoặc các phong trào thi đua đột xuất, theo đợt, theo chuyên đề đối với các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước. Tổ chức triển khai thực hiện các phong trào thi đua; xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế, chế độ, chính sách về thi đua, khen thưởng; đề ra phương hướng, nhiệm vụ và nội dung thi đua phù hợp với thực tiễn của Kiểm toán Nhà nước.

- Tham mưu cho Tổng Kiểm toán Nhà nước kiểm tra, đôn đốc, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước tổ chức tốt các phong trào thi đua. Đôn đốc, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các phong trào thi đua, khen thưởng của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước. Tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Kiểm toán Nhà nước và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức Hội nghị thi đua của đơn vị.

- Đánh giá kết quả các phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng theo định kỳ; kiến nghị, đề xuất Tổng Kiểm toán Nhà nước đề ra các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn; phát hiện, nhân rộng đề xuất biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, xuất sắc trong toàn ngành.

- Xét duyệt các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các đơn vị tham mưu, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp ngành của các Kiểm toán Nhà nước khu vực và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Kiểm toán Nhà nước. Giải quyết những vướng mắc trong khi bình xét, suy tôn đề nghị khen thưởng của các đơn vị trực thuộc về những lĩnh vực thuộc thẩm quyền quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

- Xem xét hồ sơ xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm toán Nhà nước” để đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định tặng cho các cá nhân trong và ngoài Ngành có đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định của ngành.

- Tham mưu cho Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.

- Tham mưu cho Tổng Kiểm toán Nhà nước chỉ đạo việc tổ chức sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng, thông tin tuyên truyền và phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước; phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc thông tin, tuyên truyền các phong trào thi đua theo thẩm quyền.

- Xem xét, cho ý kiến trước khi trình Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành bảng tiêu chí chấm điểm, xếp hạng và kết quả chấm điểm, xếp hạng hàng năm đối với các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước và các dự thảo văn bản khác về công tác thi đua, khen thưởng.

- Xem xét, tham mưu giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo, những kiến nghị về thi đua, khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật; đề nghị xử lý các sai phạm trong công tác thi đua, khen thưởng và đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi các hình thức khen thưởng.

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của nhà nước.

- Thực hiện những nhiệm vụ khác khi Tổng Kiểm toán Nhà nước giao.

Ban biên tập xin phản hồi thông tin đến bạn.

Thi đua khen thưởng
Hỏi đáp mới nhất về Thi đua khen thưởng
Hỏi đáp Pháp luật
Phải trích 1% hay 1,5% từ chi ngân sách thường xuyên của xã để chi khen thưởng?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào không bình xét danh hiệu Lao động tiên tiến đối với công chức thuộc Bộ Công thương?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai được phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự? Điều kiện để được phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Huân chương Quân công gồm mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Quân công năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2024 về Quy chế làm việc của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương?
Hỏi đáp Pháp luật
Để được đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ thì giáo viên cần đạt tiêu chuẩn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ xét tặng Huân chương Dũng cảm năm 2024 gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức tiền thưởng danh hiệu Thẩm phán giỏi hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức tiền thưởng danh hiệu Thẩm phán mẫu mực hiện nay là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thi đua khen thưởng
Thư Viện Pháp Luật
154 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thi đua khen thưởng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào