Mẫu trang phục nam của trợ giúp viên pháp lý
Mẫu trang phục nam của trợ giúp viên pháp lý được quy định tại Điều 4 Thông tư 21/2014/TT-BTP quy định mẫu trang phục, việc quản lý, sử dụng trang phục của Trợ giúp viên pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, theo đó:
1. Áo vest
a) Màu sắc: Vải màu đen;
b) Chất liệu vải:
Đối với các đơn vị từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và các đơn vị Tây Nguyên: vải Gabađin len; đối với các đơn vị từ Đà Nẵng trở vào phía Nam: vải Tuytsi pha len.
c) Kiểu dáng: Kiểu áo vest một hàng khuy, hai cúc cài thẳng, vạt tròn, xẻ sườn hai bên, ve cổ hình chữ K, thân trước có hai túi dưới chìm, miệng túi viền, nắp túi hình chữ nhật góc lượn tròn, phía trên ngực trái áo có một túi cơi, miệng túi chếch, thân trước áo có dựng canh tóc, áo có lót bằng lụa cùng màu vải chính của áo. Tay áo không có bác tay, cửa tay có xẻ dọc và đính hai cúc nhựa cùng màu vải.
2. Quần vest và quần xuân hè
a) Màu sắc: Vải màu đen;
b) Chất liệu vải:
Quần vest: Đối với các đơn vị từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và các đơn vị Tây Nguyên: vải Gabađin len; đối với các đơn vị từ Đà Nẵng trở vào phía Nam: vải Tuytsi pha len.
c) Kiểu dáng: Kiểu quần âu K12, có hai ly lật, hai túi dọc chéo, cửa quần sử dụng dây khóa kéo bằng nhựa cùng màu vải quần, phía trong đầu cạp có đính cúc nhựa hãm, định vị độ rộng của bụng quần và tạo độ phẳng cho thân quần, giữa đầu cạp được đính móc inox, cạp quần có sáu dây đỉa chia đều hai bên để thắt dây lưng. Thân sau quần có hai túi hậu, kiểu miệng túi viền có thùa đính một cúc ở mỗi miệng túi. Gấu quần được thiết kế kiểu gấu vắt chếch có mặt nguyệt, tạo độ phẳng phốp ly quần không bị gẫy khi sử dụng.
3. Áo sơ mi dài tay
a) Màu sắc: Vải màu trắng;
b) Chất liệu vải: Vải bay pêvi;
c) Kiểu dáng: Kiểu áo sơ mi cổ đứng, dài tay, nẹp bong, tay có măng séc và đính hai cúc để điều chỉnh độ rộng cửa tay áo. Áo đính sáu cúc nhựa trắng, bên trái có một túi ngực không có nắp, đáy túi lượn tròn. Miệng túi có một đường may độ rộng 03 xen-ti-met (cm), kiểu gấu áo bằng.
4. Áo xuân hè ngắn tay
a) Màu sắc: Vải màu trắng;
b) Chất liệu vải: Vải bay pêvi;
c) Kiểu dáng: Kiểu áo xuân hè ngắn tay, cửa tay lật ra ngoài, áo cổ đứng có chân, vai áo có bật vai (bật vai có đầu nhọn quay vào phía cổ áo và được thùa đính một cúc nhựa cùng màu vải áo) kiểu áo nẹp bong được đính sáu cúc ở nẹp áo (cúc nhựa cùng màu với vải áo). Phía trên ngực áo được thiết kế hai túi ngực, có nắp, kiểu nắp túi lượn hình cánh nhạn, mỗi nắp túi được thùa khuyết và đính một cúc nhựa cùng màu vải áo. Kiểu túi áo có đố súp, đáy túi lượn tròn, được may hai đường diễu 04 mi-li-mét (mm). Thân sau áo có cầu vai và có hai ly chấp hai bên. Kiểu áo mặc sơ vin, gấu áo bằng.
Mẫu trang phục nam quy định tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trên đây là tư vấn về mẫu trang phục nam của trợ giúp viên pháp lý. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 21/2014/TT-BTP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?