Vị trí việc làm tại cục kiểm tra sau thông quan

Kiểm tra sau thông quan là quy trình công tác cho phép viên chức Hải quan kiểm tra tính chính xác của hoạt động khai hải quan bằng việc kiểm tra các hồ sơ, tài liệu ghi chép về kế toán và thương mại liên quan đến hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá và tất cả các số liệu, thông tin, bằng chứng khác cho cơ quan Hải quan mà hiện tại đang được các đối tượng kiểm tra (cá nhân hoặc doanh nghiệp) trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào hoạt động buôn bán quốc tế nắm giữ. Liên quan đến vấn đề này, anh chị cho tôi hỏi là vị trí việc làm tại cục kiểm tra sau thông quan (yêu cầu kỹ năng) được quy định như thế nào? Tôi xin cảm ơn anh chị.

Vị trí việc làm tại cục kiểm tra sau thông quan được quy định tại Mục I Phụ lục III Danh mục yêu cầu kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của từng vị trí việc làm lĩnh vực kiểm tra sau thông quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1723/QĐ-TCHQ năm 2018 như sau:

1. Tham mưu nghiệp vụ Kiểm tra sau thông quan

1.1. Kỹ năng tham mưu

a. Kỹ năng xây dựng văn bản quản lý điều hành

- Kỹ năng xây dựng chiến lược phát triển nghiệp vụ hải quan

- Kỹ năng xây dựng văn bản pháp quy, quy trình nghiệp vụ

- Kỹ năng xây dựng văn bản hành chính (không bao gồm văn bản xử lý vụ việc).

b. Kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện (văn bản pháp quy, quy trình, chỉ đạo của cấp trên - Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, cơ quan có thẩm quyền)

- Kỹ năng bồi dưỡng, tập huấn triển khai nghiệp vụ.

- Kỹ năng kiểm tra nghiệp vụ.

- Kỹ năng giải quyết vướng mắc/vụ việc.

c. Kỹ năng sơ kết, tổng kết nghiệp vụ, đánh giá, đề xuất, kiến nghị việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục.

d. Kỹ năng nghiên cứu ứng dụng phát triển nghiệp vụ Kiểm tra sau thông quan.

e. Kỹ năng sử dụng hệ thống phần mềm tin học nghiệp vụ.

1.2. Kỹ năng thực thi lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan

- Kỹ năng kiểm tra tuân thủ chính sách, pháp luật về hải quan, thuế: phân loại hàng hóa, áp dụng chính sách thuế, áp dụng mức thuế, kiểm tra và xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu...

- Kỹ năng phân tích, xử lý số liệu.

- Kỹ năng lập biên bản làm việc và biên bản kiểm tra.

- Kỹ năng thực thi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

- Kỹ năng giải quyết khiếu nại.

- Kỹ năng khởi tố vụ án hình sự.

- Kỹ năng tranh tụng tại tòa hành chính.

- Kỹ năng đối thoại và xử lý tình huống.

2. Thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan cấp Tổng cục

2.1. Kỹ năng tham mưu

a. Kỹ năng xây dựng văn bản quản lý điều hành

- Kỹ năng xây dựng chiến lược phát triển nghiệp vụ hải quan.

- Kỹ năng xây dựng văn bản pháp quy, quy trình nghiệp vụ.

- Kỹ năng xây dựng văn bản hành chính (không bao gồm văn bản xử lý vụ việc).

b. Kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện (văn bản pháp quy, quy trình, chỉ đạo của cấp trên- Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, cơ quan có thẩm quyền)

- Kỹ năng bồi dưỡng, tập huấn triển khai nghiệp vụ.

- Kỹ năng kiểm tra nghiệp vụ.

- Kỹ năng giải quyết vướng mắc/vụ việc.

c. Kỹ năng sơ kết, tổng kết nghiệp vụ, đánh giá, đề xuất, kiến nghị việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục.

d. Kỹ năng nghiên cứu ứng dụng phát triển nghiệp vụ Kiểm tra sau thông quan.

e. Kỹ năng sử dụng hệ thống phần mềm tin học nghiệp vụ.

2.2. Kỹ năng thực thi lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan

- Kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý các nguồn thông tin đối với hàng hóa xuất nhập khẩu từ thực tế.

- Kỹ năng phân tích và xử lý số liệu.

- Kỹ năng vận hành, sử dụng hệ thống thông tin hải quan (Hệ thống STQ01).

- Kỹ năng xác minh thông tin.

- Kỹ năng giám định tài liệu.

3. Kiểm tra sau thông quan cấp Tổng cục

3.1. Kỹ năng tham mưu

a. Kỹ năng xây dựng văn bản quản lý điều hành

- Kỹ năng xây dựng văn bản hành chính (không bao gồm văn bản xử lý vụ việc)

b. Kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện (văn bản pháp quy, quy trình, chỉ đạo của cấp trên- Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, cơ quan có thẩm quyền)

- Kỹ năng kiểm tra nghiệp vụ.

c. Kỹ năng sơ kết, tổng kết nghiệp vụ, đánh giá, đề xuất, kiến nghị việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục.

d. Kỹ năng nghiên cứu ứng dụng phát triển nghiệp vụ Kiểm tra sau thông quan.

e. Kỹ năng sử dụng hệ thống phần mềm tin học nghiệp vụ.

3.2. Kỹ năng thực thi lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan

- Kỹ năng kiểm tra tuân thủ chính sách, pháp luật về hải quan, thuế: phân loại hàng hóa, áp dụng chính sách thuế, áp dụng mức thuế, kiểm tra, kiểm tra và xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu...

- Kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý các nguồn thông tin đối với hàng hóa xuất nhập khẩu từ thực tế.

- Kỹ năng phân tích và xử lý số liệu.

- Kỹ năng lập biên bản làm việc và biên bản kiểm tra.

- Kỹ năng xử lý kết quả kiểm tra.

- Kỹ năng thực thi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

- Kỹ năng đối thoại và xử lý tình huống.

4. Quản lý doanh nghiệp ưu tiên

4.1. Kỹ năng tham mưu

a. Kỹ năng xây dựng văn bản quản lý điều hành

- Kỹ năng xây dựng chiến lược phát triển nghiệp vụ hải quan.

- Kỹ năng xây dựng văn bản pháp quy, quy trình nghiệp vụ.

- Kỹ năng xây dựng văn bản hành chính (không bao gồm văn bản xử lý vụ việc).

b. Kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện (văn bản pháp quy, quy trình, chỉ đạo của cấp trên- Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, cơ quan có thẩm quyền)

- Kỹ năng bồi dưỡng, tập huấn triển khai nghiệp vụ.

- Kỹ năng kiểm tra nghiệp vụ.

- Kỹ năng giải quyết vướng mắc/vụ việc.

c. Kỹ năng sơ kết, tổng kết nghiệp vụ, đánh giá, đề xuất, kiến nghị việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục.

d. Kỹ năng nghiên cứu ứng dụng phát triển nghiệp vụ Kiểm tra sau thông quan.

e. Kỹ năng sử dụng hệ thống phần mềm tin học nghiệp vụ

4.2. Kỹ năng thực thi lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan

- Kỹ năng thẩm định điều kiện doanh nghiệp ưu tiên.

- Kỹ năng kiểm tra tuân thủ chính sách, pháp luật về hải quan, thuế: phân loại hàng hóa, áp dụng chính sách thuế, áp dụng mức thuế, kiểm tra và xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu...

- Kỹ năng phân tích, xử lý số liệu.

- Kỹ năng lập biên bản làm việc và biên bản kiểm tra.

Trên đây là nội dung quy định về vị trí việc làm tại cục kiểm tra sau thông quan. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1723/QĐ-TCHQ năm 2018.

Trân trọng!

Kiểm tra sau thông quan
Hỏi đáp mới nhất về Kiểm tra sau thông quan
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Thông báo về kết quả kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan 2024?
Hỏi đáp pháp luật
Áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thu thập thông tin và xác minh phục vụ kiểm tra sau thông quan được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Các nguồn thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan của cơ quan hải quan được lấy từ đâu?
Hỏi đáp pháp luật
Tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Chi cục Kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm
Hỏi đáp pháp luật
Lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan tại trụ sở Chi cục Kiểm tra sau thông quan
Hỏi đáp pháp luật
Vị trí việc làm tại cục kiểm tra sau thông quan (yêu cầu kiến thức)
Hỏi đáp pháp luật
Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ lĩnh vực kiểm tra sau thông quan
Hỏi đáp pháp luật
Vị trí việc làm tại cục kiểm tra sau thông quan
Hỏi đáp pháp luật
Kỹ năng thực thi trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kiểm tra sau thông quan
Thư Viện Pháp Luật
294 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kiểm tra sau thông quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm tra sau thông quan

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào