Có được đình chỉ công việc của người lao động bị xử lý kỷ luật hay không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động; trong quá trình xử lý kỷ luật lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; trong phiên xử lý kỷ luật lao động thì người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật; và việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
Pháp luật lao động hiện nay quy định trong quá trình xử lý kỷ luật lao động thì không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Trường hợp người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
Và đồng thời cũng quy định không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
- Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
- Đang bị tạm giữ, tạm giam;
- Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
- Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
- Bị mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Trong quá trình xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Lao động 2012. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
=> Do đó, đối với trường hợp của bạn thì Ban giám đốc có cơ sở theo quy định của pháp luật để tạm đình chỉ công việc của bạn, và nó phù hợp với quy định của pháp luật về lao động.
Cũng theo quy định tại điều này, thì trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, bạn được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Trường hợp sau này, bạn bị xử lý kỷ luật lao động, thì bạn không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng trên. Nhưng trong trường hợp bạn không bị xử lý kỷ luật lao động thì được công ty trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc (tức là trả thêm 50% lương, bởi vì trước đó bạn đã tạm ứng trước 50% rồi; trường hợp bạn chưa tạm ứng thì được nhận 100% lương).
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?