Các bộ phận ngăn cháy cho nhà và công trình phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Các bộ phận ngăn cháy cho nhà và công trình phải đảm bảo những yêu cầu quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995 về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - yêu cầu thiết kế, cụ thể như sau:
6.1. Các bộ phận ngăn cháy của ngôi nhà bao gồm: Tường, vách ngăn cháy, sàn ngăn cháy, vùng ngăn cháy; khoang ngăn cháy; lỗ cửa và cửa ngăn cháy, van ngăn cách.
6.2. Các bộ phận ngăn cháy phải làm bằng vật liệu không cháy. Cửa đi, cửa sổ, lỗ cửa và các cấu trúc bố trí ở các bộ phận ngăn cháy phải được làm từ vật không cháy hoặc khó cháy với giới hạn chịu lửa quy định.
6.3. Tường ngăn cháy phải được xây từ móng hay dầm móng đến hết chiều cao của ngôi nhà, cắt qua tất cả các cấu trúc và các tầng. Cho phép đặt tường ngăn cháy trực tiếp lên kết cấu khung làm từ vật liệu không cháy của nhà hay công trình với điều kiện giới hạn chịu lửa của phần khung tiếp giáp với tường ngăn cháy không được thấp hơn giới hạn chịu lửa của tường ngăn cháy.
6.4. Tường ngăn cháy phải cao hơn mặt mái 60 cm nếu mái hoặc một trong các bộ phận của mái và tầng hầm mái làm từ vật liệu dễ cháy, không ít hơn 30 cm nếu làm bằng vật liệu khó cháy.
Cho phép xây ngăn cháy không vượt quá lên trên mái nếu tất cả các bộ phận của mái và tầng hầm mái làm bằng vật liệu không cháy.
Chú thích: Tường ngăn hay vách ngăn cháy, trong các phòng có trần treo, trần giả phải ngăn chia cả không gian phía trên của trần.
6.5. Trong ngôi nhà có tường ngoài bằng vật liệu khó cháy hay dễ cháy thì tường ngăn cháy phải cắt qua các bức tường ấy và nhô ra khỏi mặt tường không ít hơn 30 cm. Cho phép tường ngăn cháy không nhô ra mặt tường ngoài nếu tường ngoài được làm bằng vật liệu không cháy.
6.6. Lỗ cửa bố trí trên mặt tường tiếp giáp với tường ngăn cháy phải cách chỗ giao nhau giữa hai tường này theo chiều ngang ít nhất 4m và cánh cửa phải có giới hạn chịu lửa ít nhất 45 phút.
6.7. Trong tường ngăn cháy, cho phép bố trí các đường ống dẫn khói, thông gió, chỗ tiếp giáp giữa tường và đường ống phải được bịt kín bằng vữa và giới hạn chịu lửa của tường ở chỗ đặt đường ống không dưới 150 phút.
6.8. Thiết kế tường ngăn cháy phải tính toán để đảm bảo độ bền vững khi có sự phá hủy từ một phía do cháy của sàn, mái hay các kết cấu khác.
6.9. Sàn ngăn cháy phải gắn kín với tường ngoài làm từ vật liệu không cháy. Khi tường ngoài của ngôi nhà có khả năng lan truyền cháy hoặc có lắp kính thì sàn ngăn cháy phải cắt qua tường và phần lắp kính đó.
6.10. Trong mọi trường hợp, cho phép thay đổi tường ngăn cháy bằng vùng ngăn chặn cháy với chiều rộng không nhỏ hơn 12m. Vùng ngăn cháy là khoảng đệm chia ngôi nhà theo suốt chiều rộng (chiều dài) và chiều cao.
Các phòng trong vùng ngăn cháy không được sử dụng hay bảo quản các chất khí, chất lỏng và vật liệu dễ cháy cũng như các quá trình tạo ra bụi dễ cháy. Giới hạn chịu lửa của các cấu kiện và bộ phận của ngôi nhà trong vùng ngăn cháy phải đảm bảo:
- 45 phút đối với tường ngăn giữa vùng ngăn cháy và các khu vực khác
- 15 phút đối với vách ngăn
- 150 phút đối với cột
- 45 phút đối với sàn, mái và tường ngoài.
Chú thích: Trong các ngôi nhà một tầng có bậc chịu lửa III, IV, V không sử dụng bao quan các chất khí, chất lỏng dễ cháy cũng như không có các quá trình tạo ra bụi dễ cháy cho phép thay thế tường ngăn cháy bằng vùng ngăn cháy với chiều rộng không nhỏ hơn 6m.
6.11. Trên ranh giới vùng ngăn cháy với các khu vực khác phải có tường ngăn cháy với giới hạn chịu lửa không ít hơn 45 phút và các tấm ngăn thang đứng bằng vật liệu không cháy trong giới hạn chiều cao của các kết cấu chịu lực của mái nhưng không nhỏ hơn 1,5m.
6.12. Các giải pháp kết cấu của vùng ngăn cháy ở các công trình theo thiết kế, phải đảm bảo các chức năng của vùng ngăn cháy khi các kết cấu nối với nó bị phá hủy một phía do cháy.
6.13. Trong các bộ phận ngăn cháy, được phép đặt các loại cửa đi, cửa sổ, cổng, lỗ cửa và van với điều kiện đó là các loại ca và van ngăn cháy hoặc có khoảng đệm ngăn cháy. Diện tích chung của các loại cửa và lỗ trong bộ phận ngăn cháy không được vượt quá 25% diện tích của bộ phận đó, cửa đi và cổng ngăn cháy phải là loại tự đóng kín, cửa sổ cháy phải là loại không tự mở.
6.14. Tường, sàn, cửa của khoang đệm phải là loại ngăn cháy. Trong khoang đệm, được làm cửa kín từ vật liệu dễ cháy với chiều dày không nhỏ hơn 4 cm nếu các cửa này mở vào các phòng mà trong đó không sử dụng, bảo quản các chất và vật liệu dễ cháy cũng như không có quá trình liên quan đến việc tạo ra các bụi dễ cháy.
6.15. Không được phép đặt các đường ống, các mương giếng để vận chuyển các chất cháy thể khí, lỏng, rắn cũng như bụi và các vật liệu dễ cháy đi qua tường, sàn và vùng ngăn cháy.
6.16. Các đường ống, kênh, giếng (ngoại trừ ống dẫn nước, hơi nước) để vận chuyển các chất và vật liệu khác với những loại đã nêu ở điều 15, khi cắt qua tường, sàn và vùng ngăn cháy phải đặt các thiết bị tự động ngăn chặn sự lan truyền các sản phẩm cháy trong các kênh giếng và đường ống khi có cháy.
6.17. Các cấu trúc bao quanh giếng thang và phòng đặt máy của thang máy, các kênh, giếng, hốc tường để đặt các đường ống dẫn phải đảm bảo yêu cầu của tường, vách và sàn ngăn cháy với giới hạn chịu lửa không ít hơn 60 phút.
Chú thích: Khi không có khả năng lắp đặt ở tường bao của giếng thang máy các cửa ngăn cháy, phải đặt khoang đệm với các vách ngăn cháy có giới hạn chịu lửa 45 phút.
Trên đây là thông tin mà bạn thắc mắc. Ban biên tập xin thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?