Tiêu chuẩn thuốc cho chó nghiệp vụ (áp dụng cho 01 năm)

Ai cũng nghĩ rằng nuôi chó đơn giản, chỉ cần cho ăn uống, tiêm phòng chữa bệnh đầy đủ. Nhưng đó là với chó nhà. Còn với chó nghiệp vụ thì việc nuôi và huấn luyện cầu kì và công phu lắm. Để đào tạo được một chú cảnh khuyển ra lò và nhập cuộc phá án được thì mất khá nhiều thời gian từ lúc chọn giống, sinh sản, chăm nuôi từ lúc nhỏ đến lúc lớn và đưa vào luyện tập. Vì công việc là nuôi chó nghiệp vụ nhưng tôi vẫn chưa rõ lắm về việc thuốc men cho chúng. Ban biên tập cho tôi hỏi: Tiêu chuẩn thuốc cho chó nghiệp vụ (áp dụng cho 01 năm) được quy định như thế nào? Mong ban biên tập sớm hồi đáp qua email: notary***@gmail.com

Tiêu chuẩn thuốc cho chó nghiệp vụ (áp dụng cho 01 năm) được quy định tại Điều 6 Quy định về chế độ hậu cần phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng và huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015 như sau: (Điều này được bổ sung bởi Khoản I Điều 3 Quyết định 3200/QĐ-TCHQ năm 2017)

1. Thuốc tiêm và liều dùng

- Vaccine phòng 7 bệnh: Viêm phổi - Adenovirus, bệnh do Parvovirus, bệnh Carre, bệnh viêm gan do Coronavirus, bệnh do Leptospira canicona, Leptospira icterohaemorhgiae, bệnh phó cúm chó. Tiêm với liều 01 liều/con/năm;

- Vaccine phòng dại: Tiêm với liều 01 liều/con/năm.

Lưu ý: Vaccine phải bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 8 °C, để nơi thoáng mát tránh ánh sáng.

2. Thuốc uống và liều dùng

- Thuốc tẩy giun:

+ Thuốc Tetramisol: 03 tháng/01 lần tẩy/01 con (liều dùng 07mg/01kg trọng lượng).

+ Thuốc Levamisol: 03 tháng/01 lần tẩy/01 con (liều dùng 10mg/01kg trọng lượng). Hoặc dùng một số loại thuốc khác có tác dụng tương tự.

Lưu ý: cho chó uống thuốc lúc đói, sau 03 giờ sau mới cho ăn, dùng liên tục 02 lần vào buổi sáng.

- Thuốc tẩy sán:

+ Thuốc Nicrosamid: 03 tháng/01 lần tẩy/01 con (liều dùng 01 viên/5kg trọng lượng).

+ Thuốc Levamisol: 03 tháng/01 lần tẩy/01 con (liều dùng 01 viên/5kg trọng lượng). Hoặc dùng một số loại thuốc khác có tác dụng tương tự.

Lưu ý: khi phát hiện chó có sán trong phân mới phải tẩy và tẩy 01 lần vào buổi sáng trước khi cho ăn 03 giờ.

3. Thuốc tẩy uế khử trùng, diệt ve bọ và liều dùng

- Thuốc tẩy uế khử trùng chuồng trại: Dùng Permethrin 50EC, (hoặc dùng thuốc khác có tác dụng tương tự) pha 100ml/10 lít nước phun đều lên bề mặt nền chuồng, 02 tháng/01 lần (chú ý phun vào các góc vuông, góc tối của chuồng)

- Thuốc trừ ve, bọ trét: dùng Neocidog 06 lọ (250ml)/01con/01năm, hoặc dùng một số loại thuốc khác có tác dụng tương tự.

4. Trang bị cấp cho các đơn vị địa phương:

- Thuốc tắm sát trùng da lông (thuốc tím hoặc dùng một số loại thuốc khác có tác dụng tương tự): 0.2kg/01con/1 năm;

- Thuốc chữa viêm da (Dexmaspray hoặc dùng một số loại thuốc khác có tác dụng tương tự): 04 lọ (100ml)/con/1 năm;

- Thuốc sát trùng môi trường (Biodin hoặc dùng một số loại thuốc khác có tác dụng tương tự): 600ml/con/1 năm;

- Trong trường hợp chó nghiệp vụ bị ốm phải đưa đến cơ sở thú y điều trị thì sử dụng và thanh toán tiền thuốc theo phác đồ của cơ sở đó.

5. Trang bị cấp cho Đội Quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ:

(Xem chi tiết tại văn bản)

6. Trường hợp chó nghiệp vụ bị ốm, phẫu thuật đột xuất:

Đội quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ chịu trách nhiệm mua thuốc, vật tư y tế theo đề nghị của bác sỹ thú y. Sau đó trình Lãnh đạo Cục duyệt thanh toán.

Trên đây là nội dung quy định về tiêu chuẩn thuốc cho chó nghiệp vụ (áp dụng cho 01 năm). Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015.

Trân trọng!

Tiêu chuẩn thuốc cho chó nghiệp vụ (áp dụng cho 01 năm) được quy định tại Điều 6 Quy định về chế độ hậu cần phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng và huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015 như sau: (Điều này được bổ sung bởi Khoản I Điều 3 Quyết định 3200/QĐ-TCHQ năm 2017)

1. Thuốc tiêm và liều dùng

- Vaccine phòng 7 bệnh: Viêm phổi - Adenovirus, bệnh do Parvovirus, bệnh Carre, bệnh viêm gan do Coronavirus, bệnh do Leptospira canicona, Leptospira icterohaemorhgiae, bệnh phó cúm chó. Tiêm với liều 01 liều/con/năm;

- Vaccine phòng dại: Tiêm với liều 01 liều/con/năm.

Lưu ý: Vaccine phải bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 8 °C, để nơi thoáng mát tránh ánh sáng.

2. Thuốc uống và liều dùng

- Thuốc tẩy giun:

+ Thuốc Tetramisol: 03 tháng/01 lần tẩy/01 con (liều dùng 07mg/01kg trọng lượng).

+ Thuốc Levamisol: 03 tháng/01 lần tẩy/01 con (liều dùng 10mg/01kg trọng lượng). Hoặc dùng một số loại thuốc khác có tác dụng tương tự.

Lưu ý: cho chó uống thuốc lúc đói, sau 03 giờ sau mới cho ăn, dùng liên tục 02 lần vào buổi sáng.

- Thuốc tẩy sán:

+ Thuốc Nicrosamid: 03 tháng/01 lần tẩy/01 con (liều dùng 01 viên/5kg trọng lượng).

+ Thuốc Levamisol: 03 tháng/01 lần tẩy/01 con (liều dùng 01 viên/5kg trọng lượng). Hoặc dùng một số loại thuốc khác có tác dụng tương tự.

Lưu ý: khi phát hiện chó có sán trong phân mới phải tẩy và tẩy 01 lần vào buổi sáng trước khi cho ăn 03 giờ.

3. Thuốc tẩy uế khử trùng, diệt ve bọ và liều dùng

- Thuốc tẩy uế khử trùng chuồng trại: Dùng Permethrin 50EC, (hoặc dùng thuốc khác có tác dụng tương tự) pha 100ml/10 lít nước phun đều lên bề mặt nền chuồng, 02 tháng/01 lần (chú ý phun vào các góc vuông, góc tối của chuồng)

- Thuốc trừ ve, bọ trét: dùng Neocidog 06 lọ (250ml)/01con/01năm, hoặc dùng một số loại thuốc khác có tác dụng tương tự.

4. Trang bị cấp cho các đơn vị địa phương:

- Thuốc tắm sát trùng da lông (thuốc tím hoặc dùng một số loại thuốc khác có tác dụng tương tự): 0.2kg/01con/1 năm;

- Thuốc chữa viêm da (Dexmaspray hoặc dùng một số loại thuốc khác có tác dụng tương tự): 04 lọ (100ml)/con/1 năm;

- Thuốc sát trùng môi trường (Biodin hoặc dùng một số loại thuốc khác có tác dụng tương tự): 600ml/con/1 năm;

- Trong trường hợp chó nghiệp vụ bị ốm phải đưa đến cơ sở thú y điều trị thì sử dụng và thanh toán tiền thuốc theo phác đồ của cơ sở đó.

5. Trang bị cấp cho Đội Quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ:

(Xem chi tiết tại văn bản)

6. Trường hợp chó nghiệp vụ bị ốm, phẫu thuật đột xuất:

Đội quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ chịu trách nhiệm mua thuốc, vật tư y tế theo đề nghị của bác sỹ thú y. Sau đó trình Lãnh đạo Cục duyệt thanh toán.

Trên đây là nội dung quy định về tiêu chuẩn thuốc cho chó nghiệp vụ (áp dụng cho 01 năm). Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
238 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào