Cách tính nhuận bút đối với tác phẩm trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp

Trong thời buổi công nghệ thông tin tiến bộ như hiện nay, việc tìm kiếm thông tin trên mạng được thực hiện rất dễ dàng. Các cơ quan nhà nước đều có cổng thông tin điện tử riêng của mình để cung cấp thông tin cho người dân. Ngoài những trang web hay còn gọi là cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước thì các dịch vụ công hiện nay đều được thực hiện trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện. Vậy anh/chị trong Ban biên tập cho tôi hỏi nếu tham gia viết bài cho các trang thông tin điện tử của Nhà nước, cụ thể là của Bộ Tư pháp thì nhuận bút được tính như thế nào? Văn bản nào quy định về chế độ tính nhuận bút này? Tôi mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn Thanh Trúc (0120***)

Cách tính nhuận bút đối với tác phẩm trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp được quy định tại Điều 7 Quy chế chi trả nhuận bút, thù lao và tạo lập thông tin điện tử phục vụ hoạt động thường xuyên của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1991/QĐ-BTP năm 2013 như sau:

1. Áp dụng khung hệ số nhuận bút đối với từng loại tác phẩm như sau:

TT

Thể loại

Phân loại

Đơn vị độ dài tin

Hệ số giá trị tin bài

Mức hệ số nhuận bút tối đa

1

Tin

Loại A

½ trang A4

0,7

5

Loại B

0,5

Loại C

0,3

2

Tranh, ảnh minh họa

Loại A

1 tranh, ảnh

0,7

5

Loại B

0,5

Loại C

0,3

3

Trả lời bạn đọc

Loại A

½ trang A4

1

7

Loại B

0,7

Loại C

0,4

4

Bài tổng hợp, phân tích, nghiên cứu, phỏng vấn

Loại A

1 trang A4

2

15

Loại B

1,5

Loại C

1

2. Quy định về đơn vị độ dài tin

a) 1 trang A4 là một trang có số từ tương ứng với 500 từ

b) Cách tính số trang cụ thể:

N = Tổng số từ trong tác phẩm : 500 (trong đó N là số trang của tác phẩm)

Nếu phần thập phân của N ≤ 0,2 thì làm tròn là 0

Nếu 0,2 < phần thập phân của N ≤ 0,7 thì làm tròn là 0,5

Nếu 0,7 < phần thập phân của N < 1 thì làm tròn là 1

c) Ví dụ về cách tính số trang

Một tác phẩm có 680 từ thì được tính trang như sau: N = 680:500=1,36

Như vậy, tác phẩm này sẽ được tính là 1,5 trang (phần thập phân của N=0,36>0,2 nên được làm tròn là 0,5).

3. Tác giả là người Việt Nam viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người Kinh viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số này viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác, được hưởng thêm khoản nhuận bút khuyến khích bằng 50% nhuận bút của tác phẩm đó.

4. Tác phẩm là bài viết đã được công bố ở các cuộc hội thảo, hội nghị được trả nhuận bút thấp hơn tác phẩm sử dụng lần đầu. Mức nhuận bút do Trưởng Ban Biên tập hoặc Thủ trưởng đơn vị quản lý Cổng/trang thông tin điện tử quyết định nhưng không quá 50% nhuận bút của thể loại tương ứng được đăng lần đầu trên Cổng/trang thông tin điện tử.

5. Đối với tác phẩm viết thông qua hình thức phỏng vấn (bài phỏng vấn) thì tỷ lệ hưởng nhuận bút giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn do hai bên tự thoả thuận.

6. Đối với tác phẩm không được quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng Ban Biên tập hoặc Thủ trưởng đơn vị quản lý Cổng/trang thông tin điện tử căn cứ vào tính chất, đặc trưng của tác phẩm quyết định hệ số nhuận bút cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

7. Cách tính nhuận bút của một tác phẩm

Nhuận bút = Hệ số nhuận bút x Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút

Trong đó:

Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút bằng 10% mức tiền lương tối thiểu

Hệ số nhuận bút = Số lượng độ dài tin bài x hệ số giá trị tin bài

Ví dụ về cách tính nhuận bút:

TT

Thể loại

Đơn vị độ dài tin

Độ dài thực tế

Số lượng độ dài tin bài

Hệ số giá trị tin bài

Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút

(đồng)

Nhuận bút được hưởng

(đồng)

a

b

c

d

e

g

h

i=e*g*h

1

Tin loại A

½ trang A4

1 trang A4

2

0,7

115.000

161.000

2

Trả lời bạn đọc loại B

½ trang A4

2 trang A4

4

0,7

115.000

322.000

3

Bài nghiên cứu loại A

1 trang A4

8 trang A4

8

2

115.000

1.725.000

4

Tranh, ảnh minh họa loại C

1 Ảnh

1 Ảnh

1

0,3

115.000

34.500

Trường hợp bài nghiên cứu ở ví dụ trên, vì số lượng độ dài tin bài x hệ số giá trị tin bài (bằng 16) vượt qua khung hệ số nhuận bút nên chỉ được thanh toán tối đa theo khung hệ số nhuận bút (bằng 15).

Trên đây là nội dung quy định về cách tính nhuận bút đối với tác phẩm trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1991/QĐ-BTP năm 2013.

Trân trọng!

Tác phẩm
Hỏi đáp mới nhất về Tác phẩm
Hỏi đáp pháp luật
Tác phẩm là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Báo điện tử sử dụng tác phẩm phải trả tiền nhuận bút cho tác giả là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tác phẩm có chứa bản sao tác phẩm nhưng đã được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó thì có được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu không?
Hỏi đáp pháp luật
Bản quyền đối với tác phẩm được số hóa
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép
Hỏi đáp pháp luật
Loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Hỏi đáp pháp luật
Trích dẫn tác phẩm của người khác không nêu tác giả phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Hỏi đáp pháp luật
Mức phạt khi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm?
Hỏi đáp pháp luật
Khái niệm về sản phẩm, tác phẩm thủ công mỹ nghệ trong quy chế phong tặng danh hiệu Nghệ nhân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tác phẩm
Thư Viện Pháp Luật
371 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tác phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tác phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào