Phân loại tác phẩm trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp

Cho tôi hỏi pháp luật quy định về việc phân loại tác phẩm trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Tôi có tham gia làm cộng tác viên một số tờ báo trong các chuyên mục về pháp luật, nên tôi rất quan tâm đế quy định này. Rất mong sớm nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Trần Quang Huy, SĐT: 098***

Phân loại tác phẩm chi trả nhuận bút, thù lao và tạo lập thông tin điện tử phục vụ hoạt động thường xuyên của Bộ Tư pháp được quy định tại Điều 6 Quy chế chi trả nhuận bút, thù lao và tạo lập thông tin điện tử phục vụ hoạt động thường xuyên của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1991/QĐ-BTP năm 2013 như sau:

1. Phân loại theo thể loại tác phẩm

Tác phẩm được phân loại theo các nhóm: tin; tin, bài dịch; tranh, ảnh minh họa; bài tổng hợp; bài phân tích, nghiên cứu; bài phỏng vấn; trả lời bạn đọc.

a) Tin: Phản ánh, tường thuật sự kiện; phân tích các báo cáo, văn bản quy phạm pháp luật mới; có sự so sánh đánh giá các sự kiện; sử dụng ngôn ngữ chuyên môn, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu.

b) Tin, bài dịch xuôi: Dịch tổng thuật từ một hay nhiều nguồn tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số liên quan sang tiếng Việt, có sự lựa chọn thông tin, tổng hợp, sắp xếp nội dung thông tin.

c) Tin, bài dịch ngược: Dịch tổng thuật từ một hay nhiều nguồn tin tiếng Việt liên quan sang tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số; có lựa chọn thông tin, tổng hợp, sắp xếp nội dung thông tin.

d) Tranh, ảnh minh họa: Là ảnh chụp, tranh vẽ có chất lượng, minh họa rõ nét cho tin bài.

e) Bài tổng hợp: Tổng hợp, tóm tắt từ các thông tin, tin bài, tài liệu được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của các cơ quan đơn vị và tổ chức.

g) Bài phân tích, nghiên cứu: Là các bài viết có tính thu thập thông tin về các vấn đề chuyên môn hoặc xã hội nhằm phân tích, giải thích các sự kiện, chia tách vấn đề thành các vấn đề nhỏ để nghiên cứu, giảng giải.

h) Bài phỏng vấn: Chủ đề bài phỏng vấn đề cập đến vấn đề xã hội đang quan tâm, nội dung câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn ngắn gọn, rõ ràng; thể hiện quan điểm chính thống, nhất quán của cá nhân, cơ quan nhà nước về vấn đề được phỏng vấn.

i) Trả lời bạn đọc: Trả lời những câu hỏi của bạn đọc về các vấn đề liên quan tới lĩnh vực pháp luật hoặc những câu hỏi liên quan tới chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ, ngành. Các câu trả lời phải có nội dung cụ thể, rõ ràng và được đăng tải trên Cổng/trang thông tin điện tử.

2. Phân loại theo chất lượng tác phẩm

Mỗi tác phẩm thuộc từng thể loại khác nhau được phân loại theo chất lượng như sau:

a) Đối với bài viết (bao gồm tin; trả lời bạn đọc; bài tổng hợp; bài phân tích, nghiên cứu; bài phỏng vấn)

- Bài viết loại A: bài viết có chất lượng cao; ngôn ngữ dễ hiểu, rõ ràng, súc tích; bố cục hợp lí; có tính thời sự cao; nội dung bài viết có nhiều thông tin hữu ích, cung cấp các số liệu chính xác, tình tiết sinh động, thuyết phục, được độc giả quan tâm.

- Bài viết loại B: bài viết có chất lượng tốt, ngôn ngữ dễ hiểu; có tính thời sự; nội dung bài viết đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác, được độc giả quan tâm, nhưng vẫn phải thực hiện biên tập về kết cấu, ngôn từ.

- Bài viết loại C: bài viết có nội dung hữu ích, được độc giả quan tâm nhưng chất lượng chưa cao, cần phải biên tập nhiều về văn phong, bố cục, ngôn từ trước khi đăng tải; hoặc bài viết mang nhiều tính báo cáo, liệt kê, được đăng tải nhằm mục đích thông báo.

b) Đối với tranh, ảnh

- Tranh, ảnh loại A: những tác phẩm dùng để minh họa sắc nét cho bài viết, phản ánh chính xác nội dung sự kiện, có tính nghệ thuật cao, rõ nét về ánh sáng, bố cục, màu sắc, thể hiện sự sáng tạo cao của tác giả.

- Tranh, ảnh loại B: là những tác phẩm dùng để minh họa cho bài viết, phản ánh được nội dung sự kiện, có tính nghệ thuật, rõ nét về ánh sáng, bố cục, màu sắc, thể hiện sự sáng tạo của tác giả, không phải chỉnh sửa nhiều về mặt kỹ thuật.

- Tranh, ảnh loại C: là những tác phẩm dùng để minh họa cho bài viết nhưng cần phải biên tập, chỉnh sửa nhiều về bố cục, màu sắc, ánh sáng trước khi sử dụng.

Trên đây là nội dung quy định về việc phân loại tác phẩm chi trả nhuận bút, thù lao và tạo lập thông tin điện tử phục vụ hoạt động thường xuyên của Bộ Tư pháp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1991/QĐ-BTP năm 2013.

Trân trọng!

Tác phẩm
Hỏi đáp mới nhất về Tác phẩm
Hỏi đáp pháp luật
Tác phẩm là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Báo điện tử sử dụng tác phẩm phải trả tiền nhuận bút cho tác giả là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tác phẩm có chứa bản sao tác phẩm nhưng đã được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó thì có được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu không?
Hỏi đáp pháp luật
Bản quyền đối với tác phẩm được số hóa
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép
Hỏi đáp pháp luật
Loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Hỏi đáp pháp luật
Trích dẫn tác phẩm của người khác không nêu tác giả phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Hỏi đáp pháp luật
Mức phạt khi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm?
Hỏi đáp pháp luật
Khái niệm về sản phẩm, tác phẩm thủ công mỹ nghệ trong quy chế phong tặng danh hiệu Nghệ nhân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tác phẩm
Thư Viện Pháp Luật
232 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tác phẩm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào