Quản lý biên chế thuộc Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quyết định 1370/QĐ-NHNN năm 2014 về Quy chế phân cấp quản lý công, viên chức và người lao động thuộc Ngân hàng Nhà nước, quản lý biên chế được quy định như sau:
1. Thống đốc:
a) Chỉ đạo xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của NHNN; vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp thuộc NHNN.
b) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch biên chế, điều chỉnh biên chế của NHNN gửi cơ quan có thẩm quyền quyết định.
c) Phê duyệt chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị trực thuộc (kể cả các đơn vị sự nghiệp).
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc NHNN: Xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp (đối với các đơn vị sự nghiệp), kế hoạch biên chế của đơn vị trình Thống đốc (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét quyết định; quản lý biên chế được giao.
3. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ: Tham mưu, giúp Thống đốc xây dựng kế hoạch biên chế của NHNN; thông báo chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị trực thuộc trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được Thống đốc phê duyệt.
Trên đây là nội dung tư vấn về Quản lý biên chế của Ngân hàng nhà nước. Để hiểu rõ hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Quyết định 1370/QĐ-NHNN năm 2014.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc Valentine cho bạn trai ngắn gọn, hay 2025?
- Dán nhãn hàng hóa có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy được thực hiện như thế nào?
- Đất trồng lúa là gì? Đất trồng lúa được phân loại ra sao?
- Người nước ngoài có thu nhập năm 2025 hai nơi thì quyết toán thuế TNCN ở đâu?
- Đối tượng khách hàng nào được sử dụng ví điện tử mới nhất năm 2025?