Nhiệm vụ của Thư ký Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
Nhiệm vụ của Thư ký Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động VN được quy định tại Điều 3 Quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Chủ tịch và Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1156/QĐ-TLĐ năm 2009 như sau:
- Chấp hành nghiêm túc sự phân công công tác của Ban quản lý trực tiếp và giao nhiệm vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các quy định của Tổng Liên đoàn; tiếp nhận hồ sơ, tài liệu của các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn, đoàn viên, các cấp Công đoàn, các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chính trị – xã hội và các cơ quan có liên quan gửi tới hoặc trình xin ý kiến Chủ tịch, Phó Chủ tịch; rà soát kỹ và tham gia ý kiến về thẩm quyền, thể thức của các văn bản do Tổng Liên đoàn ban trước khi trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch ký; được tham gia ý kiến về nội dung các hồ sơ, tài liệu khi Chủ tịch, Phó Chủ tịch yêu cầu.
- Thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch đến Thủ trưởng các ban, đơn vị có liên quan và đôn đốc thực hiện ý kiến chỉ đạo đó; báo cáo kịp thời những vấn đề mới phát sinh, những khó khăn, vướng mắc và kết quả giải quyết công việc được giao với Chủ tịch, Phó Chủ tịch; bảo đảm thực hiện đúng trình tự, thủ tục, thời gian theo yêu cầu của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch.
- Thường xuyên nghiên cứu, học tập, nắm bắt thông tin và tổng hợp tình hình có liên quan đến công việc của Thường trực Tổng Liên đoàn; sắp xếp, sử dụng và lưu giữ hoặc chuyển đến Văn phòng để lưu trữ các hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
- Phợp với Văn phòng, Thủ trưởng các ban, đơn vị có liên quan chuẩn bị các kết luận của Thường trực Đoàn Chủ tịch tại hội nghị, buổi làm việc do Chủ tịch, hoặc Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn chủ trì; phối hợp với văn phòng Đảng đoàn, văn phòng Đảng uỷ – Công đoàn cơ quan Tổng Liên đoàn, các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn giải quyết các công việc liên quan tới điều hiành, chỉ đạo theo yêu cầu của Chủ tịch, Phó Chủ tịch.
- Tiếp nhận các yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để báo cáo Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch xem xét, giải quyết; trong trường hợp cần thiết, phối hợp với Lãnh đạo các ban, đơn vị có liên quan chuẩn bị nội dung, lịch công tác để Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch gặp và làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
- Chuẩn bị hoặc phối hợp chuẩn bị điều kiện phục vụ các chuyến đi công tác của Chủ tịch, Phó Chủ tịch ở địa phương, cơ sở.
- Các Thư ký thường xuyên phối hợp trong qúa trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ ban, đơn vị và giữa các Thư ký; đảm bảo chính xác, trung thực trong quá trình truyền đạt thông tin và không được truyền đạt, phổ biến thông tin khi không có ý kiến của Chủ tịch, Phó Chủ tịch.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể do Trưởng ban hoặc Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý phân công.
Trên đây là nội dung quy định về nhiệm vụ của Thư ký Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động VN. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1156/QĐ-TLĐ năm 2009.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?