Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải có tác phong, thái độ và hành vi ứng xử như thế nào?

Tôi tên Kim Liên sinh sống tại Quận 7, Tp. HCM. Tôi vừa tốt nghiệp Luật hệ chính quy do đó có ý định hướng tới là thi tuyển vào làm trợ giúp pháp lý như suy nghĩ mà trước đó tôi đã vạch ra. Do đó, mà tôi có tìm hiểu chút ít về quy tắc nghề nghiệp của trợ giúp pháp lý. Cụ thể: Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải có tác phong, thái độ và hành vi ứng xử như thế nào? Các bạn hỗ trợ giúp tôi vấn đề này nhé. Cảm ơn! (0123**)

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Quyết định 09/2008/QĐ-BTP về Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, nội dung bạn hỏi được quy định như sau:

- Lịch sự, thân thiện, cảm thông, thận trọng, lắng nghe, chia sẻ, luôn tôn trọng ý kiến của người được trợ giúp pháp lý và những người khác có liên quan trong quá trình thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý;

- Sử dụng ngôn từ dễ hiểu, đơn giản, ngắn gọn phù hợp với đặc điểm tâm lý, độ tuổi, phong tục dân tộc của người được trợ giúp pháp lý. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc, không nói tiếng lóng, hách dịch hoặc có các hành vi coi thường đối với người được trợ giúp pháp lý;

- Khi làm việc với người được trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải bảo đảm tính minh bạch, công khai, rõ ràng để họ có thể kiểm tra, giám sát việc thực hiện trợ giúp pháp lý.

- Bên cạnh đó, mình xin cung cấp thêm Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm xây dựng môi trường làm việc thuận lợi để người thực hiện trợ giúp pháp lý có điều kiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ, rèn luyện tác phong, thái độ và hành vi ứng xử phù hợp; kịp thời uốn nắn tác phong, thái độ, hành vi ứng xử lệch lạc của người thực hiện trợ giúp pháp lý.

Trên đây là nội dung tư vấn về tác phong, thái độ và hành vi ứng xử của người thực hiện trợ giúp pháp lý. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Quyết định 09/2008/QĐ-BTP.

Trân trọng và chúc sức khỏe!

Trợ giúp pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trợ giúp pháp lý
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với luật sư là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm thực hiện trợ giúp pháp lý cho nạn nhân trong nạn mua bán người?
Hỏi đáp Pháp luật
Người thực hiện trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người tập sự trợ giúp pháp lý được đề nghị thay đổi người hướng dẫn tập sự trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có được thành lập chi nhánh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý mới nhất năm 2024 là mẫu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trợ giúp pháp lý là gì? Năm 2024, Trợ giúp viên pháp lý được hưởng các chế độ ưu đãi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các tiêu chí để được cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý mới nhất 2024? Người được trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trợ giúp pháp lý
Thư Viện Pháp Luật
221 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trợ giúp pháp lý

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trợ giúp pháp lý

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào