Nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện trong ngành Hải quan

Nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện trong ngành Hải quan được quy định ra sao? Chào Ban biên tập, tôi là Cẩm Tú, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Tp Hải Phòng, có thắc mắc tôi mong muốn nhận được phản hồi từ Ban biên tập, cụ thể: Nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện trong ngành Hải quan được quy định ra sao? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập.

Nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện trong ngành Hải quan quy định tại Điều 2  Quyết định 1509/QĐ-TCHQ năm 2016 về Quy chế Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện trong ngành Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành, cụ thể như sau:

1. Trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải lấy phòng ngừa là chính. Luôn có ý thức tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ, các vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

2. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các Điều kiện khác để khi có sự cố gây nguy cơ hoặc có cháy, nổ xẩy ra thì việc chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được kịp thời, hiệu quả.

3. Mọi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trước tiên phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ và phải ưu tiên cho việc cứu người.

4. Thông tin về sự cố cháy, nổ và cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra cháy, nổ phải được báo kịp thời, chính xác cho: lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại địa bàn; đồng thời báo cho người đứng đầu cơ sở, chính quyền địa phương và Công an nơi gần nhất; cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy nơi gần nhất.

5. Khi thực hiện cứu nạn, cứu hộ cần đảm bảo an toàn đối với người, phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ và nạn nhân, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản.

6. Việc trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo:

a) Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ quan đơn vị cũng như lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

b) Bảo đảm hợp lý, Tiết kiệm, đúng tiêu chuẩn, Mục đích, đối tượng quản lý, sử dụng.

c) Phù hợp với Điều kiện, khả năng đảm bảo ngân sách của ngành, đơn vị trong từng giai đoạn.

7. Việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được thực hiện theo Quy chế này. Các vấn đề chưa được quy định trong Quy chế này, thực hiện theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Ban biên tập thông tin đến bạn.

Nguyên tắc phòng cháy chữa cháy
Hỏi đáp mới nhất về Nguyên tắc phòng cháy chữa cháy
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy theo quy định hiện hành
Hỏi đáp pháp luật
Những nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy được quy định trong Luật Phòng cháy chữa cháy?
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy của Bộ Tư pháp
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện trong ngành Hải quan
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nguyên tắc phòng cháy chữa cháy
Thư Viện Pháp Luật
330 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nguyên tắc phòng cháy chữa cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nguyên tắc phòng cháy chữa cháy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào