Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm gì trong việc nâng cao uy tín nghề nghiệp?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quyết định 09/2008/QĐ-BTP về Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm:
a) Xây dựng, duy trì và phát huy uy tín nghề nghiệp của tổ chức mình để xứng đáng là địa chỉ tin cậy cho người được trợ giúp pháp lý tiếp cận và sử dụng;
b) Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho người thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc tổ chức mình;
c) Xây dựng, phát triển đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý phù hợp với hình thức, lĩnh vực trợ giúp pháp lý để có đủ nguồn lực đáp ứng nhu cầu.
Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Quyết định 09/2008/QĐ-BTP.
Trân trọng và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp các Bộ luật Tố tụng hình sự của Việt Nam qua các thời kỳ?
- Không đi khỏi nơi cư trú thời gian bao lâu sẽ được rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện?
- Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong trường hợp nào?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của cán bộ CSGT làm nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông là gì?
- 6 tháng 12 hằng năm là ngày gì? 6 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Hội Cựu chiến binh Việt Nam có nhiệm vụ gì?