Quy định về Tài khoản 218- Hao mòn tài sản hạ tầng đường bộ
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 98/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì Tài khoản 218- Hao mòn tài sản hạ tầng đường bộ được quy định như sau:
1. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và sự biến động giá trị hao mòn của TSHTĐB trong quá trình sử dụng và những nguyên nhân khác làm tăng, giảm giá trị hao mòn của TSHTĐB mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán.
2. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 218 - Hao mòn tài sản hạ tầng đường bộ:
a) Việc phản ánh giá trị hao mòn của TSHTĐB được thực hiện đối với tất cả TSHTĐB hiện có mà đơn vị được giao quản lý và hạch toán (bao gồm cả TSHTĐB ủy thác cho đơn vị khác quản lý) trừ các TSHTĐB sau đây không phải tính hao mòn:
- TSHTĐB thuê sử dụng;
- TSHTĐB bảo quản, giữ hộ, cất trữ hộ Nhà nước;
- TSHTĐB đã tính hết hao mòn mà vẫn còn sử dụng được;
- TSHTĐB chưa tính hết hao mòn mà đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được;
- TSHTĐB nhận ủy thác quản lý.
b) Số hao mòn của TSHTĐB được xác định căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành về tính hao mòn TSHTĐB.
c) Việc tính và phản ánh giá trị hao mòn TSHTĐB vào sổ kế toán được thực hiện mỗi năm 1 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán. Trường hợp bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể hoặc tổng kiểm kê đánh giá lại theo chủ trương của Nhà nước thì hao mòn TSHTĐB được tính tại thời điểm có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 218- Hao mòn tài sản hạ tầng đường bộ
a) Bên Nợ Tài khoản 218:
- Ghi giảm giá trị hao mòn TSHTĐB trong các trường hợp giảm TSHTĐB (thanh lý, chuyển nhượng có thời hạn, điều chuyển và các trường hợp khác);
- Ghi giảm giá trị hao mòn TSHTĐB khi đánh giá lại TSHTĐB theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Trường hợp đánh giá giảm giá trị hao mòn).
b) Bên Có Tài khoản 218:
- Ghi tăng giá trị hao mòn TSHTĐB trong quá trình sử dụng;
- Ghi tăng giá trị hao mòn TSHTĐB khi đánh giá lại TSHTĐB theo quyết định của Nhà nước (Trường hợp đánh giá tăng giá trị hao mòn).
c) Số dư bên Có Tài khoản 218: số dư phản ánh giá trị đã hao mòn của TSHTĐB hiện có.
4. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu
a) Tính và phản ánh giá trị hao mòn của TSHTĐB, căn cứ vào Bảng tính hao mòn TSHTĐB, ghi:
Nợ TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB
Có TK 218- Hao mòn TSHTĐB.
b) Khi phát sinh giảm giá trị hao mòn TSHTĐB điều chuyển, thanh lý, phát hiện thiếu, ghi:
Nợ TK 218- Hao mòn TSHTĐB (Giá trị hao mòn lũy kế)
Nợ TK 467- Nguồn kinh phí đã hình thành TSHTĐB (Giá trị còn lại)
Có TK 217-TSHTĐB (Nguyên giá).
c) Điều chỉnh tăng, giảm hao mòn TSHTĐB khi có quyết định đánh giá lại TSHTĐB của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được hạch toán như quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này.
Trên đây là nội dung quy định về Tài khoản 218- Hao mòn tài sản hạ tầng đường bộ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 98/2014/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?