Nội dung bồi dưỡng tự chọn đối với cán bộ quản lý trường trung học phổ thông
Nội dung bồi dưỡng tự chọn đối với cán bộ quản lý trường trung học phổ thông được quy định tại Điều 4 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 27/2015/TT-BGDĐT, theo đó:
Nội dung bồi dưỡng tự chọn (sau đây gọi tắt là Nội dung bồi dưỡng 3) cụ thể như sau:
Lĩnh vực/ Năng lực quản lý trường trung học |
Mã mô đun |
Tên và nội dung chính của mô đun |
Mục tiêu bồi dưỡng |
Thời lượng thực hiện (tiết) |
||
Lý thuyết |
Thực hành |
|||||
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG CHUNG |
||||||
I. Những vấn đề chung về quản lý giáo dục trung học theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo |
QLTrH 1 |
Những vấn đề cơ bản của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đối với giáo dục trung học. 1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 2. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 3. Những vấn đề cơ bản về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trung học. |
- Hiểu được mục tiêu, quan điểm chỉ đạo thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đối với giáo dục trung học của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Vận dụng được những nội dung của mô đun để xác định và tổ chức hiệu quả các nhiệm vụ của nhà trường đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở trường trung học. |
7 |
8 |
|
QLTrH 2 |
Xu hướng chuyển đổi mô hình giáo dục của thế kỷ 21. 1. Mô hình hợp tác quốc tế giáo dục. 2. Mô hình hợp tác giữa trường đại học với trường trung học. 3. Mô hình tăng cường năng lực tư duy, khả năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng tìm kiếm thông tin và giải quyết vấn đề cho người học. |
- Hiểu và lựa chọn được mô hình phù hợp để phát triển nhà trường; - Xây dựng được mục tiêu, tầm nhìn, kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và đổi mới giáo dục và đào tạo. |
7 |
8 |
||
II. Năng lực lập kế hoạch và tổ chức bộ máy nhà trường trung học |
QLTrH 3 |
Phương pháp dự báo phát triển giáo dục ở trường trung học trong giai đoạn đổi mới giáo dục. 1. Khái quát chung về dự báo giáo dục. 2. Những yếu tố ảnh hưởng tới dự báo giáo dục. 3. Các phương pháp dự báo áp dụng ở trường trung học. |
- Hiểu được tầm quan trọng, đặc điểm cơ bản, loại hình và yêu cầu của dự báo giáo dục; - Vận dụng các phương pháp dự báo trong quản lý nhà trường đáp ứng đổi mới giáo dục. |
7 |
8 |
|
QLTrH 4 |
Năng lực lập kế hoạch ở trường trung học trong giai đoạn đổi mới giáo dục 1. Yêu cầu kỹ thuật lập kế hoạch. 2. Một số công cụ lập kế hoạch. 3. Một số mô hình lập kế hoạch. |
- Hiểu được yêu cầu kỹ thuật và vai trò của các công cụ cơ bản (công cụ dự báo, công cụ đo lường, mô hình công bằng...) trong việc lập kế hoạch quản lý nhà trường; - Vận dụng được những kỹ thuật, công cụ và mô hình phù hợp để lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. |
7 |
8 |
||
QLTrH 5 |
Xây dựng tổ chức biết học hỏi ở trường trung học 1. Khái quát chung về tổ chức biết học hỏi. 2. Phương pháp xây dựng tổ chức biết học hỏi ở trường trung học. |
- Hiểu được vai trò quan trọng của việc xây dựng trường học thành tổ chức biết học hỏi nhằm cải tiến nhà trường và phát huy năng lực của CBQL, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; - Xây dựng được tổ chức biết học hỏi nhằm cải tiến nhà trường tiến tới đạt được mục tiêu đề ra. |
7 |
8 |
||
III. Năng lực quản lý hoạt động dạy học và giáo dục |
QLTrH 6 |
Quản lý dạy và học tích cực trong trường trung học 1. Một số vấn đề cơ bản về dạy và học tích cực. 2. Triển khai dạy và học tích cực trong nhà trường. |
- Hiểu được tầm quan trọng của dạy và học tích cực ở trường trung học; - Hiểu được nội dung cơ bản của một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực phát huy năng lực của học sinh; - Triển khai được dạy học tích cực phù hợp với đặc trưng của môn học. |
7 |
8 |
|
QLTrH 7 |
Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học - kỹ thuật trong trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1. Những vấn đề chung về hoạt động nghiên cứu khoa học - kỹ thuật trong nhà trường. 2. Cách tiếp cận công tác nghiên cứu khoa học - kỹ thuật trong trường trung học. 3. Tổ chức, triển khai công tác nghiên cứu khoa học - kỹ thuật trong trường trung học. |
- Xác định được phương hướng thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học - kỹ thuật của học sinh trung học trong giai đoạn đổi mới giáo dục; - Tổ chức được các hoạt động nghiên cứu khoa học - kỹ thuật trong trường trung học, đảm bảo phát huy được năng lực sáng tạo của giáo viên và học sinh. |
7 |
8 |
||
QLTrH 8 |
Quản lý dạy học theo xu hướng hợp đồng công việc ở trường trung học 1. Quan niệm về hợp đồng công việc trong quản lý dạy học ở trường trung học. 2. Biện pháp quản lý dạy học theo xu hướng hợp đồng công việc. |
- Hiểu được những vấn đề cơ bản theo xu hướng về hợp đồng công việc trong quản lý dạy học ở trường trung học; - Hình thành kĩ năng đánh giá thông qua hợp đồng công việc trong quản lý dạy học ở trường trung học. |
7 |
8 |
||
QLTrH 9 |
Năng lực triển khai thực hiện phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực ở trường trung học 1. Những vấn đề cơ bản của phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực. 2. Nguyên tắc giáo dục kỷ luật tích cực và chiến lược áp dụng kỷ luật tích cực để quản lý lớp học hiệu quả. 3. Biện pháp triển khai giáo dục kỷ luật tích cực trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới. |
- Nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh; - Hiểu được kiến thức, kỹ năng, phương pháp trong giáo dục kỷ luật tích cực và giải quyết hiệu quả các tình huống khó khăn xảy ra trên lớp học, trong trường học; - Đề xuất được những giải pháp phù hợp hỗ trợ và chỉ đạo giáo viên vận dụng sáng tạo các biện pháp thực hiện giáo dục kỷ luật tích cực vào công tác quản lý và dạy - học. |
7 |
8 |
||
QLTrH 10 |
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học 1. Những vấn đề chung về hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 2. Tổ chức, triển khai hoạt động trải nghiệm sáng tạo. |
- Hiểu được tầm quan trọng và những nội dung cơ bản của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong hoạt động giáo dục ở trường trung học; - Quản lý có hiệu quả việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với nhà trường để hình thành và phát triển được năng lực phẩm chất của học sinh. |
7 |
8 |
||
IV. Năng lực quản lý tài chính, tài sản nhà trường |
QLTrH 11 |
Quản lý và sử dụng các nguồn tài chính theo quy định của nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ đối với trường trung học. 1. Những quy định của Chính phủ, của Bộ Tài chính về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và chi tiêu nội bộ. 2. Hướng dẫn thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. 3. Quản lý và sử dụng các nguồn tài chính theo quy định của nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ. |
- Hiểu được những nội dung cơ bản về đổi mới quản lý tài chính trong giáo dục theo tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm; - Vận dụng được các kỹ năng cơ bản của nghiệp vụ quản lý tài chính vào quản lý nhà trường; - Tổ chức huy động được các nguồn tài chính một cách hợp lý để phục vụ đổi mới giáo dục. |
7 |
8 |
|
QLTrH 12 |
Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1. Những yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thực hiện đổi mới giáo dục. 2. Các kỹ năng quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học. 3. Quản lý thiết bị trường học theo xu hướng số hóa. |
- Hiểu được những yêu cầu và kỹ năng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo xu hướng số hóa phục vụ việc thực hiện đổi mới giáo dục; - Vận dụng được các kỹ năng vào quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học theo xu hướng số hóa trong trường trung học đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. |
7 |
8 |
||
V. Năng lực phát triển môi trường giáo dục |
QLTrH 13 |
Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của trường trung học. 1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện dân chủ trong trường học. 2. Các biện pháp quản lý việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. |
- Nhận thức được tầm quan trọng và những nội dung cơ bản của việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; - Vận dụng được các biện pháp quản lý đảm bảo các hoạt động của nhà trường được thực hiện theo quy chế dân chủ. |
7 |
8 |
|
QLTrH 14 |
Xây dựng môi trường giáo dục tích cực trong giai đoạn đổi mới giáo dục 1. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, nhà giáo sáng tạo. 2. Xây dựng môi trường văn hóa quản lý. |
- Xây dựng được môi trường làm việc và học tập thân thiện và tích cực. |
7 |
8 |
||
VI. Năng lực quản lý công tác thi đua khen thưởng |
QLTrH 15 |
Quản lý công tác thi đua, khen thưởng 1. Kỹ năng xây dựng tiêu chí đánh giá. 2. Kỹ năng thu hút rộng rãi mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường hưởng ứng tích cực phong trào thi đua. 3. Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. |
- Xây dựng được tiêu chí đánh giá phù hợp với mục tiêu, đối tượng và tình hình của nhà trường; - Tổ chức thực hiện được công tác thi đua, khen thưởng có hiệu quả ở nhà trường trung học đảm bảo thu hút được học sinh, giáo viên, nhân viên, CBQL và cha mẹ học sinh, địa bàn dân cư cùng tích cực hưởng ứng tham gia. |
7 |
8 |
|
VII. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trường trung học |
QLTrH 16 |
Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trường trung học 1. Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đổi mới hoạt động dạy và học, hoạt động giáo dục của nhà trường. 2. Quản lý hoạt động chuyên môn thông qua Trường học kết nối. 3. Phát triển hệ thống thông tin trong hoạt động quản lý trường trung học. |
- Hiểu được những yêu cầu và nội dung cơ bản của đổi mới công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà trường; - Xây dựng được hệ thống thông tin của nhà trường và vận dụng được hệ thống thông tin trong hoạt động giáo dục, giảng dạy và quản lý nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. |
7 |
8 |
|
VIII. Kỹ năng hỗ trợ quản lý cho CBQL trường trung học |
QLTrH 17 |
Một số kỹ năng hỗ trợ quản lý cho CBQL trường trung học 1. Kỹ năng giải quyết xung đột. 2. Kỹ năng thuyết phục. 3. Kỹ năng hợp tác và chia sẻ. 4. Kỹ năng xây dựng lưu đồ trong quản lý nhà trường. |
- Hiểu được vai trò quan trọng và nội dung cơ bản của các kỹ năng giải quyết xung đột thuyết phục, hợp tác và đối với việc phát triển các năng lực cần thiết trong vai trò người quản lý của hiệu trưởng trường trung học; - Vận dụng được các kỹ năng hỗ trợ vào hoạt động quản lý nhà trường trong giai đoạn đổi mới giáo dục. |
7 |
8 |
|
QLTrH 18 |
Kỹ năng tạo động lực làm việc cho, giáo viên, nhân viên trường trung học 1. Quan niệm về động lực làm việc. 2. Một số lý thuyết về tạo động lực làm việc. 3. Lựa chọn và vận dụng lý thuyết tạo động lực làm việc cho cán bộ, giáo viên trường trung học. |
- Nhận thức được vai trò và hiểu được kỹ năng tạo động lực làm việc cho giáo viên, nhân viên trường trung học; - Vận dụng được trong việc tạo động lực làm việc cho giáo viên, nhân viên trong nhà trường. |
7 |
8 |
||
QLTrH 19 |
Phát triển năng lực giao tiếp trong quản lý ở trường trung học trong giai đoạn đổi mới giáo dục 1. Những vấn đề chung về giao tiếp quản lý. 2. Các kỹ năng cơ bản trong giao tiếp quản lý. |
- Hiểu được tầm quan trọng của giao tiếp trong quản lý nhà trường; - Vận dụng được các kỹ năng giao tiếp cơ bản để giải quyết các tình huống trong quản lý nhà trường. |
7 |
8 |
||
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG DÀNH CHO CBQL TRƯỜNG THPT VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ NHIỀU CẤP HỌC |
||||||
I. Năng lực xác định tầm nhìn và lập kế hoạch phát triển trường THPT |
QLTrH 20 |
Xây dựng sứ mạng, tầm nhìn và phát triển các giá trị cốt lõi của trường THPT trong giai đoạn đổi mới giáo dục 1. Vai trò của việc xác định sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của nhà trường. 2. Khái quát chung về sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của nhà trường. 3. Phương pháp xác định và xây dựng sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của nhà trường. |
- Hiểu được tầm quan trọng của việc xác định sứ mạng tầm nhìn và các giá trị cốt lõi đối với việc phát triển của trường THPT trong giai đoạn đổi mới giáo dục; - Xây dựng và tuyên bố được sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và xây dựng được chiến lược của tổ chức nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục. |
7 |
8 |
|
QLTrH 21 |
Xác định mục tiêu và thiết kế các chương trình hành động phát triển trường THPT trong giai đoạn đổi mới giáo dục 1. Phương pháp và kĩ thuật xác định, biểu đạt mục tiêu phát triển của trường THPT. 2. Xây dựng mục tiêu phát triển của nhà trường. 3. Thiết kế các chương trình hành động. |
- Hiểu được tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu đối với việc phát triển của nhà trường trong giai đoạn đổi mới giáo dục; - Mô tả được mục tiêu phát triển trường THPT trong giai đoạn đổi mới giáo dục bằng sơ đồ “cây vấn đề” để xây dựng được các hành động can thiệp phù hợp. |
7 |
8 |
||
II. Năng lực tổ chức bộ máy nhà trường THPT |
QLTrH 22 |
Phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên trường THPT theo hướng phát triển năng lực 1. Khái niệm chung về phát triển năng lực. 2. Phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên trường THPT theo hướng phát triển năng lực . |
- Hiểu được vai trò, nội dung phát triển năng lực giáo viên, nhân viên trường THPT; -Tổ chức và điều hành được bộ máy nhà trường theo hướng phát triển năng lực. |
7 |
8 |
|
III. Năng lực quản lý hoạt động dạy học và giáo dục |
QLTrH 23 |
Quản lý thực hiện chương trình giáo dục THPT theo yêu cầu đổi mới giáo dục 1. Những vấn đề chung về đổi mới chương trình THPT. 2. Quản lý thực hiện chương trình THPT theo yêu cầu đổi mới. |
- Hiểu được những vấn đề cơ bản về đổi mới chương trình ở trường THPT; - Xây dựng và triển khai thực hiện được kế hoạch dạy học, giáo dục của nhà trường phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và địa phương. |
7 |
8 |
|
QLTrH 24 |
Quản lý dạy học phân hóa ở trường THPT 1. Một số vấn đề cơ bản về dạy học phân hóa. 2. Triển khai dạy học phân hóa ở trường THPT. |
- Hiểu được một số vấn đề về dạy học phân hóa theo yêu cầu đổi mới giáo dục; - Thiết kế và chỉ đạo thực hiện được việc dạy phân hóa đối với từng khối lớp phù hợp với đối tượng học sinh. |
7 |
8 |
||
QLTrH 25 |
Quản lý dạy học tích hợp ở trường THPT 1. Một số vấn đề cơ bản về dạy học tích hợp. 2. Triển khai dạy học tích hợp ở trường THPT. |
- Hiểu được một số vấn đề cơ bản và yêu cầu về dạy học tích hợp theo yêu cầu đổi mới giáo dục; - Thiết kế và chỉ đạo thực hiện được việc dạy tích hợp theo chủ đề và tổ chức được các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm giúp cho CBQL bước đầu chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp. |
7 |
8 |
||
QLTrH 26 |
Quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn trong trường THPT 1. Vai trò của tổ chuyên môn trong việc phát triển chuyên môn cho giáo viên. 2. Một số hình thức sinh hoạt chuyên môn theo định hướng đổi mới. 3. Kỹ năng tổ chức, điều hành hiệu quả buổi sinh hoạt chuyên môn. |
- Hiểu được vai trò các hình thức đổi mới sinh hoạt chuyên môn (sinh hoạt chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học, theo cụm trường...) và các kỹ năng tổ chức điều hành buổi sinh hoạt chuyên môn trong trường THPT...; - Xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng giáo viên thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn; - Quản lý được hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo định hướng đánh giá năng lực và xây dựng được cộng đồng học tập. |
7 |
8 |
||
QLTrH 27 |
Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT 1. Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT. 2. Kỹ năng chỉ đạo, triển khai hoạt động bồi dưỡng thường xuyên đáp ứng nhu cầu của giáo viên. 3. Giám sát, kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên. |
- Hiểu được vai trò của bồi dưỡng thường xuyên trong việc nâng cao chất lượng dạy và học; - Quản lý có hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên để phát triển năng lực của giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. |
7 |
8 |
||
QLTrH28 |
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống trong trường THPT 1. Vai trò giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống trong việc giáo 2. Kỹ năng tổ chức, quản lý, phối hợp các lực lượng thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống. |
- Hiểu được tầm quan trọng và kỹ năng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT; - Vận dụng được các kỹ năng tổ chức phối hợp các lực lượng để tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống trong trường THPT nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh. |
7 |
8 |
||
QLTrH 29 |
Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT theo yêu cầu đổi mới giáo dục 1. Những vấn đề cơ bản của công tác chủ nhiệm lớp. 2. Phát triển năng lực xây dựng môi trường lớp học cho giáo viên chủ nhiệm. 3. Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp. |
- Hiểu được nội dung cơ bản của công tác chủ nhiệm lớp; - Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xây dựng môi trường lớp học phù hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả đối với từng trường và với từng lớp học. |
7 |
8 |
||
QLTrH 30 |
Quản lý chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường THPT 1. Vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường THPT. 2. Xây dựng kế hoạch Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật. 3. Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường. |
- Xác định được tầm quan trọng của giáo dục pháp luật đối với giáo viên và học sinh trong nhà trường; - Tổ chức, triển khai được các buổi phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. |
7 |
8 |
||
IV. Năng lực quản lý hoạt động hướng nghiệp |
QLTrH 31 |
Đổi mới hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT 1. Các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn nghề nghiệp của học sinh. 2. Tăng cường chỉ đạo công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp và phân luồng sau THPT. 3. Biện pháp triển khai thực hiện đổi mới hướng nghiệp. |
- Hiểu được các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp của học sinh; - Chỉ đạo triển khai có hiệu quả được các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, giáo dục nghề phổ thông. |
7 |
8 |
|
V. Năng lực chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá |
QLTrH 32 |
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh trong trường THPT 1. Các hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh trong trường phổ thông. 2. Đổi mới kiểm tra đánh giá phát huy năng lực của học sinh. |
- Hiểu được những nội dung cơ bản về kiểm tra, đánh giá và đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh trong trường THPT; - Quản lý được các hoạt động kiểm tra, đánh giá của học sinh qua đó để đổi mới quá trình dạy học và giáo dục trong nhà trường. |
7 |
8 |
|
QLTrH 33 |
Đánh giá giáo viên, nhân viên trường THPT theo định hướng phát triển năng lực 1. Đánh giá giáo viên, nhân viên theo hướng phát triển năng lực. 2. Đánh giá giáo viên, nhân viên theo yêu cầu của Luật viên chức. |
- Hiểu được tầm quan trọng của việc đánh giá giáo viên, nhân viên trong việc phát triển nhà trường; - Xây dựng được các tiêu chí phù hợp và thực hiện việc đánh giá thực chất với giáo viên và nhân viên của nhà trường. |
7 |
8 |
||
VI. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm |
QLTrH 34 |
Tự chọn một mô đun trong Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT hiện hành |
Nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để quản lý và triển khai hoạt động dạy học và giáo dục trong trường THPT. |
7 |
8 |
|
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG DÀNH CHO CBQL TRƯỜNG THCS VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ NHIỀU CẤP HỌC |
||||||
I. Năng lực xác định tầm nhìn và lập kế hoạch phát triển trường THCS |
QLTrH 35 |
Xây dựng sứ mạng, tầm nhìn và phát triển các giá trị cốt lõi của trường THCS trong giai đoạn đổi mới giáo dục 1. Vai trò của việc xác định sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của nhà trường. 2. Khái quát chung về sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của nhà trường. 3. Phương pháp xác định và xây dựng sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của nhà trường. |
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc xác định sứ mạng tầm nhìn và các giá trị cốt lõi đối với việc phát triển của nhà trường trong giai đoạn đổi mới giáo dục; - Xây dựng và tuyên bố được sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và xây dựng được chiến lược của tổ chức nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục. |
7 |
8 |
|
QLTrH 36 |
Xác định mục tiêu và thiết kế các chương trình hành động phát triển trường THCS trong giai đoạn đổi mới giáo dục 1. Phương pháp và kĩ thuật xác định, biểu đạt mục tiêu phát triển của nhà trường. 2. Xây dựng mục tiêu phát triển của nhà trường. 3. Thiết kế các chương trình hành động. |
- Hiểu được tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu đối với việc phát triển của nhà trường trong giai đoạn đổi mới giáo dục; - Mô tả được mục tiêu phát triển nhà trường bằng sơ đồ “cây vấn đề” để xây dựng được các hành động can thiệp phù hợp. |
7 |
8 |
||
II. Năng lực tổ chức bộ máy nhà trường THCS |
QLTrH 37 |
Phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên trường THCS theo hướng phát triển năng lực 1. Khái niệm chung về phát triển năng lực. 2. Phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên trường THCS theo hướng phát triển năng lực. |
- Hiểu được vai trò, nội dung phát triển năng lực giáo viên, nhân viên trường THCS; - Tổ chức và điều hành được bộ máy nhà trường theo hướng phát triển năng lực. |
7 |
8 |
|
III. Năng lực quản lý hoạt động dạy học và giáo dục |
QLTrH 38 |
Quản lý thực hiện chương trình giáo dục THCS theo yêu cầu đổi mới giáo dục 1. Những vấn đề chung về đổi mới chương trình THCS. 2. Quản lý thực hiện chương trình THCS theo yêu cầu đổi mới. |
- Hiểu được những vấn đề cơ bản về đổi mới chương trình ở cấp THCS; - Xây dựng và triển khai thực hiện được kế hoạch dạy học, giáo dục của nhà trường phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và địa phương. |
7 |
8 |
|
QLTrH 39 |
Quản lý dạy học phân hóa ở trường THCS 1. Một số vấn đề cơ bản về dạy học phân hóa. 2. Triển khai dạy học phân hóa ở trường THCS. |
- Hiểu được một số vấn đề về dạy học phân hóa theo yêu cầu đổi mới giáo dục; - Thiết kế và chỉ đạo thực hiện được việc dạy học phân hóa đối với từng khối lớp phù hợp với đối tượng học sinh. |
7 |
8 |
||
QLTrH 40 |
Quản lý dạy học tích hợp ở trường THCS 1. Một số vấn đề cơ bản về dạy học tích hợp ở trường THCS. 2. Triển khai dạy học tích hợp liên môn ở trường THCS. |
- Hiểu được một số vấn đề cơ bản và yêu cầu về dạy học tích hợp theo yêu cầu đổi mới giáo dục; - Thiết kế và chỉ đạo thực hiện dạy tích hợp theo chủ đề và tổ chức được các buổi sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn giúp cho CBQL, giáo viên bước đầu chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ để dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp. |
7 |
8 |
||
QLTrH 41 |
Quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn trong trường THCS 1. Vai trò của tổ chuyên môn trong việc phát triển chuyên môn cho giáo viên. 2. Một số hình thức sinh hoạt chuyên môn theo định hướng 3. Kỹ năng tổ chức, điều hành hiệu quả buổi sinh hoạt chuyên môn. |
- Hiểu được vai trò, các hình thức đổi mới sinh hoạt chuyên môn (sinh hoạt chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học, theo cụm trường...) và các kỹ năng tổ chức điều hành buổi sinh hoạt chuyên môn trong trường THCS; - Xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng giáo viên thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn; - Quản lý được hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo định hướng đánh giá năng lực và xâydựng được cộng đồng học tập, đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình THCS. |
7 |
8 |
||
QLTrH 42 |
Quản lý hoạt động dạy và học ở trường THCS thông qua mô hình trường học mới VNEN 1. Những vấn đề nổi bật của mô hình VNEN. 2. Phương pháp dạy học theo mô hình VNEN. 3. Tổ chức, quản lý hoạt động dạy học theo mô hình VNEN. |
- Hiểu được những vấn đề cơ bản của mô hình VNEN; - Vận dụng được phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới nhằm phát triển năng lực tự tổ chức tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức cho học sinh. |
7 |
8 |
||
QLTrH 43 |
Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS 1. Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS. 2. Kỹ năng chỉ đạo, triển khai hoạt động bồi dưỡng thường xuyên đáp ứng nhu cầu của giáo viên. 3. Giám sát, kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên. |
- Hiểu được vai trò của bồi dưỡng thường xuyên trong việc nâng cao chất lượng dạy và học; - Quản lý có hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên để phát triển năng lực của giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. |
7 |
8 |
||
QLTrH 44 |
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống trong trường THCS 1. Vai trò giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống trong việc giáo dục, phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. 2. Kỹ năng tổ chức, quản lý, phối hợp các lực lượng thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống. |
- Hiểu được tầm quan trọng của giáo dục giá trị sống - kỹ năng cho học sinh THCS; - Vận dụng được các kỹ năng tổ chức phối hợp các lực lượng để tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống trong trường THCS nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh. |
7 |
8 |
||
QLTrH 45 |
Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS theo yêu cầu đổi mới giáo dục 1. Những vấn đề cơ bản của công tác chủ nhiệm lớp. 2. Phát triển năng lực xây dựng môi trường lớp học cho giáo viên chủ nhiệm. 3. Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp. |
- Hiểu được nội dung cơ bản của công tác chủ nhiệm lớp. - Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xây dựng môi trường lớp học phù hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả đối với từng trường và với từng lớp học. |
7 |
8 |
||
QLTrH 46 |
Quản lý chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường THCS 1. Vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. 2. Xây dựng kế hoạch chương trình phổ biến giáo dục pháp luật. 3. Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường. |
- Xác định được tầm quan trọng của giáo dục pháp luật đối với giáo viên và học sinh trong nhà trường; - Tổ chức, triển khai được các buổi phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường |
7 |
8 |
||
IV. Năng lực quản lý hoạt động hướng nghiệp |
QLTrH 47 |
Đổi mới hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường THCS 1. Các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn nghề nghiệp của học sinh. 2. Tăng cường chỉ đạo công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp và phân luồng sau THCS. 3. Biện pháp triển khai thực hiện đổi mới hướng nghiệp. |
- Hiểu được các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp của học sinh; - Chỉ đạo triển khai có hiệu quả được các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, giáo dục nghề phổ thông. |
7 |
8 |
|
V. Năng lực chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá |
QLTrH 48 |
Quản lý hoạt động kiểm đánh giá học sinh trong trường THCS 1. Các hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh trong trường phổ thông. 2. Đổi mới kiểm tra đánh giá phát huy năng lực của học sinh. |
- Hiểu được những nội dung cơ bản về kiểm tra, đánh giá và đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh trong trường THCS; - Quản lý được các hoạt động kiểm tra, đánh giá của học sinh qua đó để đổi mới quá trình dạy học và giáo dục trong nhà trường. |
7 |
8 |
|
QLTrH 49 |
Đánh giá giáo viên, nhân viên trường THCS theo định hướng phát triển năng lực 1. Đánh giá giáo viên, nhân viên theo định hướng phát triển năng lực. 2. Đánh giá giáo viên theo yêu cầu của Luật viên chức. |
- Hiểu được tầm quan trọng của việc đánh giá CBQL, giáo viên, nhân viên trong việc phát triển năng lực; - Xây dựng và vận dụng được các tiêu chí đánh giá dựa vào việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường, đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu đổi mới giáo dục. |
7 |
8 |
||
VI. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm |
QLTrH 50 |
Tự chọn một mô đun trong Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS hiện hành |
Nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để quản lý và triển khai hoạt động dạy học và giáo dục. |
7 |
8 |
Trên đây là tư vấn về nội dung bồi dưỡng tự chọn đối với cán bộ quản lý trường trung học phổ thông. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 27/2015/TT-BGDĐT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?