Trang bị phòng cháy, chữa cháy tại cửa hàng xăng dầu

Trang bị phòng cháy, chữa cháy tại cửa hàng xăng dầu được quy định ra sao? Ban biên tập có nhận được thắc mắc của bạn Thanh Việt, hiện bạn đang là học viên của trường Trung cấp Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy. Cụ thể: Trang bị phòng cháy, chữa cháy tại cửa hàng xăng dầu được quy định ra sao? Mong sớm nhận được phản hồi.

Trang bị phòng cháy, chữa cháy tại cửa hàng xăng dầu quy định tại Mục 11 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4530:2011 về cửa hàng xăng dầu – yêu cầu thiết kế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, cụ thể như sau:

11.1 Tại các cửa hàng xăng dầu phải niêm yết nội quy phòng cháy chữa cháy ở nơi dễ thấy, có biển cấm lửa và hiệu lệnh báo cháy,

11.2 Các cửa hàng xăng dầu phải được trang bị đủ số lượng phương tiện chữa cháy ban đầu phù hợp để chữa cháy.

11.3 Căn cứ vào tính chất nguy hiểm cháy của các chất, vật liệu trong từng hạng mục của cửa hàng xăng dầu để bố trí phương tiện chữa cháy phù hợp.

11.4 Phải trang bị và bố trí phương tiện, chữa cháy ban đầu tại các hạng mục xây dựng sau đây của cửa hàng:

- Đảo bơm xăng dầu;

- Nơi nạp xăng dầu vào bể;

- Gian bán dầu nhờn và các sản phẩm khác;

- Bãi để dầu phuy;

- Gian rửa xe;

- Gian tra dầu mỡ;

- Khu giao dịch bán hàng, trực bảo vệ;

- Máy phát điện, trạm biến áp.

11.5 Số lượng phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu được quy định trong Bảng 6.

11.6 Tại gian hàng bán khí dầu mỏ hóa lỏng của cửa hàng xăng dầu phải trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy theo quy định trong TCVN 6223.

Bảng 6 – Số lượng phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu

Tên hạng mục cửa hàng

Bình bột (cái)

Chăn sợi (cái)

³ 25 kg

³ 4 kg

1. Cụm bể chứa cửa hàng cấp 1, 2

2

2

4

2. Cụm bể chứa cửa hàng cấp 3

1

2

2

3. Cột bơm xăng dầu và nơi nạp xăng

-

2

1

4. Nơi tra dầu mỡ

-

2

-

5. Nơi bán dầu nhờn và sản phẩm khác

-

2

1

6. Phòng giao dịch bán hàng

-

2

-

7. Phòng bảo vệ

-

2

-

8. Máy phát điện trạm biến áp

1

2

-

CHÚ THÍCH: Tùy điều kiện cụ thể của cửa hàng mà có thể thay thế bình bột chữa cháy ABC bằng bình bột khí CO2 có tính năng tương đương.

1.7 Bố trí phương tiện dụng cụ chữa cháy phải đảm bảo:

- Dễ thấy;

- Dễ lấy sử dụng;

- Không cản trở lối thoát nạn, lối đi và các hoạt động khác;

- Tránh mưa, nắng và sự phá hủy môi trường.

11.8 Chỉ được phép bố trí các phương tiện, dụng cụ chữa cháy đảm bảo chất lượng.

11.9 Các bình chữa cháy được treo trên tường, cột hoặc đặt trên nền, sàn nhà… Trường hợp các bình chữa cháy được treo trên tường, cột thì khoảng cách từ mặt nền, sàn đến tay cầm của bình không lớn hơn 1,25 m.

Trường hợp đặt trên nền sàn nhà các bình chữa cháy phải được để nơi khô ráo và có giá đỡ chiều cao của giá đỡ không lớn hơn 2/3 chiều cao của bình. Trường hợp để bình chữa cháy gần cửa ra vào thì bình phải được treo hoặc đặt cách mép cửa 1 m.

11.10 Trong phạm vi cửa hàng được phép bố trí phương tiện, dụng cụ chứa cháy rải rác theo từng vị trí hoặc nếu có thể bố trí theo từng cụm tùy thuộc mức độ nguy hiểm cháy, nổ và diện tích mặt bằng cần bảo vệ, nếu bố trí theo từng cụm thì phải bố trí ít nhất 2 cụm.

11.11 Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cháy và giá trị tài sản các cửa hàng xăng dầu có thể lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, bán tự động hoặc điều khiển bằng tay.

Trên đây là tư vấn mà bạn đang thắc mắc. Ban biên tập thông tin đến bạn.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
309 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào