Thông tư 39 ( Hoá đơn GTGT )
Căn cứ điểm a, khoản 2, Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính, quy định về cách lập tiêu thức “Ngày tháng năm” trên hóa đơn:
“Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền”.
Căn cứ Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính, quy định về xử lý đối với hóa đơn đã lập:
“2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)”.
Căn cứ các quy định trên, qua nội dung câu hỏi.
1. Trường hợp hóa đơn lập sai, người bán và người mua chưa kê khai thuế thì phải hủy bỏ hóa đơn lập sai, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới để giao cho người mua (chỉ tiêu “Ngày tháng năm” thể hiện ngày tháng lập hoá đơn tháng 11/2014). Người mua được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hóa đơn lập mới nếu đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc, điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào quy định tại Mục 1, Chương III Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.
2. Trường hợp người bán và/hoặc người mua đã kê khai thuế đối với hóa đơn chỉ sai các chỉ tiêu như số tiền viết bằng chữ, không sai lệch các chỉ tiêu liên quan đến việc xác định doanh số, thuế GTGT thì người bán và người mua lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, nội dung điều chỉnh lại (số tiền viết bằng chữ…); biên bản hoặc văn bản thỏa thuận phải ký tên, đóng dấu xác nhận của người mua và người bán (người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền). Biên bản hoặc văn bản thỏa thuận này được sử dụng để chứng minh cho việc điều chỉnh hóa đơn. Người bán không cần lập hóa đơn điều chỉnh. Người mua và người bán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của việc điều chỉnh hóa đơn nêu trên.
3. Trường hợp hóa đơn lập sai các chỉ tiêu liên quan đến việc xác định doanh số, thuế GTGT như số lượng, đơn giá, thành tiền, thuế suất, thuế GTGT… người bán và/hoặc người mua đã kê khai thuế thì thực hiện điều chỉnh theo đúng quy định tại khoản 3, Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC nêu trên
Chào bạn!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?