Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan công đoàn các cấp
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Quyết định 1594/QĐ-TLĐ năm 2007 ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ công đoàn do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan công đoàn các cấp được quy định cụ thể như sau:
1. Quán triệt, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy tắc ứng xử này.
2. Cơ quan công đoàn phải niêm yết công khai Quy tắc ứng xử tại trụ sở làm việc.
3. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy tắc ứng xử này đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị mình quản lý.
4. Phê bình, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm hoặc đề nghị công đoàn cấp trên hoặc đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với cán bộ công đoàn theo phân cấp quản lý.
5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy tắc ứng xử này đối với công đoàn và đơn vị cấp dưới.
6. Xử lý vi phạm Quy tắc ứng xử này đối với cán bộ công đoàn thuộc thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
Trên đây là nội dung tư vấn về Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan công đoàn các cấp. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Quyết định 1594/QĐ-TLĐ năm 2007.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ khai đăng ký giám sát việc giám hộ năm 2025? Hướng dẫn cách viết mẫu tờ khai?
- Mẫu tờ khai đăng ký chấm dứt giám sát việc giám hộ năm 2025? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- Mẫu tờ khai đăng ký thuế tổng hợp người phụ thuộc 20-ĐK-TH-TCT theo Thông tư 86 năm 2025? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- diemthi.hanoi.edu.vn tra cứu điểm thi HSG lớp 9 Hà Nội năm 2024 2025?
- Thể lệ Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5 2025?