Thủ tục và chế độ công tác dẫn đoàn của xe Cảnh sát giao thông
Thủ tục và chế độ công tác dẫn đoàn của xe Cảnh sát giao thông được quy định tại Mục III Thông tư 05/2006/TT-BCA-C11 hướng dẫn Quyết định 14/2000/QĐ-TTg quy định các đoàn trong nước và khách nước ngoài đến Việt Nam có xe cảnh sát giao thông dẫn đường do Bộ Công an ban hành như sau:
1. Thủ tục, gồm:
a. Công văn đề nghị xe Cảnh sát giao thông dẫn đoàn và chương trình hoạt động của đoàn do người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người được uỷ quyền ký, đóng dấu (theo mẫu ở phụ lục kèm theo Thông tư này).
b. Đối với các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 1 Quyết định 14/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Điểm 2 Mục II của Thông tư này, phải có bản sao văn bản của cấp có thẩm quyền đồng ý.
2. Thời gian đến làm thủ tục đề nghị dẫn đoàn quy định cụ thể:
a. Đến trước 05 (năm) ngày làm việc, khi tổ chức thực hiện dẫn đoàn đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 và 2, Điều 1 Quyết định 14/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (trừ trường hợp đột xuất thuộc đối tượng Cảnh vệ);
b. Đến trước 10 (mười) ngày làm việc, khi tổ chức thực hiện dẫn đoàn đối với những trường hợp khác theo Khoản 3 Điều 1 Quyết định 14/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (quy định tại điểm 2 Mục II của Thông tư này).
3. Trách nhiệm dẫn đoàn:
a. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác dẫn đoàn trong phạm vi cả nước; tổ chức tiếp nhận đề nghị dẫn các đoàn có phạm vi hoạt động từ 03 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên để chỉ đạo, giao nhiệm vụ và hướng dẫn Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện dẫn đoàn hoặc trực tiếp dẫn đoàn; tổ chức dẫn các đoàn do Bộ Công an giao.
b. Phòng Cảng sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tiếp nhận các đề nghị và thực hiện dẫn các đoàn có phạm vi hoạt động trong tỉnh, thành phố và khi đoàn đến tỉnh, thành phố liền kề và ngược lại; tổ chức dẫn các đoàn theo chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt.
c. Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tiếp nhận các đề nghị dẫn các đoàn thuộc đối tượng Cảnh vệ và thông báo ngay đến Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt đối với các đoàn có hoạt động từ 03 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; thông báo ngay đến Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với các đoàn có phạm vi hoạt động trong một tỉnh, thành phố và khi đoàn đến tỉnh thành phố liền kề và ngược lại để tổ chức dẫn đoàn theo quy định.
4. Quan hệ phối hợp trong công tác dẫn đoàn:
a. Cơ quan, tổ chức có đề nghị dẫn đoàn có trách nhiệm thường xuyên phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát giao thông trong suốt quá trình thực hiện dẫn đoàn: Khi có thay đổi về chương trình, thời gian, địa điểm, đón, tiễn, dẫn đoàn, phải thông báo kịp thời; tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng Cảnh sát giao thông giải quyết nhanh chóng các vấn đề xảy ra liên quan đến hoạt động của đoàn theo đúng quy định của pháp luật.
b. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh vệ thống nhất ban hành Quy chế phối hợp chỉ đạo và tổ chức dẫn các đoàn thuộc đối tượng Cảnh vệ.
c. Cục cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt và Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, tổ chức dẫn đoàn:
- Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt: Khi chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Cảng sát giao thông hoặc trực tiếp dẫn đoàn thì đồng gửi Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan biết, để phối hợp chỉ đạo.
- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Khi chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông tổ chức dẫn các đoàn thì đồng gửi Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Công an địa phương liên quan để theo dõi, phối hợp chỉ đạo.
d. Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thông báo và phối hợp kịp thời với các Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tổ chức dẫn đoàn đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt. Các đơn vị thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Phòng Cảnh sát giao thông tổ chức dẫn các đoàn, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông.
Phòng Cảnh sát giao thông có trách nhiệm thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định; các kế hoạch, phương án, kết quả phối hợp và tổ chức dẫn các đoàn phải báo cáo Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt để theo dõi, chỉ đạo và hướng dẫn kịp thời.
Trên đây là nội dung quy định về thủ tục và chế độ công tác dẫn đoàn của xe Cảnh sát giao thông. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 05/2006/TT-BCA-C11.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?