Thủ tục chuyển nơi đóng BHXH sang quận/huyện khác
Căn cứ theo Điều 1 Công văn 1366/BHXH-THU năm 2011 về hướng dẫn quy trình chuyển nơi đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành thì thủ tục chuyển nơi đóng BHXH sang quận/huyện khác của người sử dụng lao động được quy định như sau:
- Chậm nhất, vào ngày 15 của tháng cuối cùng trước khi chuyển đi, đơn vị lập danh sách các phát sinh tăng, giảm (biểu A1a-TS, D02-TS...) nộp cho cơ quan BHXH nơi đi.
- Thu hồi thẻ BHYT còn giá trị nộp cho cơ quan BHXH nơi đi trước ngày 5 của tháng giảm, trường hợp không trả thẻ thì phải lập danh sách bổ sung giá trị thẻ còn lại.
- Thanh toán đầy đủ tiền BHXH, BHYT đến tháng chuyển đi, lập thủ tục chốt sổ và nộp hồ sơ giải quyết chế độ cho người lao động tại BHXH nơi đi dứt điểm đến thời điểm chuyển đi.
- Kịp thời đăng ký tham gia BHXH, BHYT ngay từ tháng tiếp theo tại BHXH nơi đến (nộp hồ sơ đăng ký ngay, đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN tháng đầu tiên để được cấp thẻ BHYT cho người lao động), không chờ phải giải quyết xong những tồn tại với cơ quan BHXH cũ.
Ví dụ: Đơn vị chuyển từ thành phố xuống quận A từ 1/7/2012, thì nộp hồ sơ đăng ký với quận A ngay từ tháng 6/2012.
Trên đây là câu trả lời về thủ tục chuyển nơi đóng BHXH sang quận/huyện khác của người sử dụng lao động. Để hiểu hơn về vấn đề này thì có thể tham khảo thêm tại Công văn 1366/BHXH-THU.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?