Tiêu chuẩn chức danh Di sản viên hạng II
Theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư liên tịch 09/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ ban hành thì tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Di sản viên hạng II quy định cụ thể như sau:
1. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp
- Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao, luôn tuân thủ pháp luật, luôn thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam.
- Trung thực, khách quan, thẳng thắn; làm việc khoa học, có chính kiến rõ ràng; có thái độ khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với nhân dân; có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Có ý thức phối hợp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành di sản văn hóa;
- Có trình độ ngoại ngữ từ Bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh di sản viên hạng II.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chiến lược phát triển trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Có năng lực phân tích, tổng hợp những vấn đề thuộc phạm vi quản lý;
- Chủ trì hoặc tham gia ít nhất một đề án, dự án hoặc đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, ngành, cấp tỉnh đã được nghiệm thu xếp loại đạt trở lên hoặc được đưa vào áp dụng.
4. Việc thăng hạng chức danh di sản viên hạng II:
Viên chức thăng hạng từ chức danh di sản viên hạng III lên chức danh di sản viên hạng II phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 09/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV và có thời gian công tác giữ chức danh di sản viên hạng III hoặc tương đương đủ 09 (chín) năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh di sản viên hạng III tối thiểu đủ 02 (hai) năm.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Di sản viên hạng II. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 09/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?