Quy định thành lập bản đồ địa giới hành chính gốc thực địa

Quy định thành lập bản đồ địa giới hành chính  gốc thực địa được quy định ra sao? Ban biên tập, có nhận được thắc mắc của Bạn đọc Quang Anh làm việc bên địa chính, hiện bạn đang sinh sống và làm việc tại Nam Định, bạn có thắc mắc trên muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thêm thông tin giúp bạn.

Quy định thành lập bản đồ địa giới hành chính  gốc thực địa quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 48/2014/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về xác định đường địa giới hành chính, cắm mốc địa giới và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Cụ thể như sau:

Trên bản đồ nền ĐGHC cấp xã đã in trên giấy, những nội dung mới xuất hiện, chỉnh sửa hoặc xóa bỏ phải được chỉ dẫn chi tiết bằng các ký hiệu thống nhất, cụ thể như sau:

3.1. Trong phạm vi 2cm về mỗi bên đường ĐGHC, đo đạc bổ sung các yếu tố địa lý mới xuất hiện và đưa lên bản đồ bằng các ký hiệu tương tự bộ ký hiệu dạng số nhưng phải phân biệt được với nội dung cũ hiện có trên bản đồ. Trong một số trường hợp, yếu tố địa lý bổ sung ở dạng đường hoặc vùng được phép vẽ chờm ra ngoài phạm vi trên nhằm theo dõi được một cách liên tục.

3.2. Kết quả đo vẽ bổ sung phải được tu chỉnh ngay sau khi đo đạc tại thực địa. Kết quả phải được trình bày một cách cẩn thận, rõ ràng bằng việc sử dụng loại bút có lực nét nhỏ, không nhòe, hạn chế sửa chữa, gạch xóa tùy tiện và kẻ tay. Phía nam của tờ bản đồ ĐGHC gốc thực địa phải ghi rõ các thông tin: người đo vẽ, ngày đo vẽ, người kiểm tra, tu chỉnh, ngày kiểm tra, tu chỉnh.

3.3. Nội dung đo vẽ bổ sung, chỉnh sửa bản đồ ĐGHC gốc thực địa bao gồm:

a) Các yếu tố địa danh mới xuất hiện chưa có trên bản đồ hoặc sai lệch phải bổ sung hoặc chỉnh sửa theo nguyên tắc về phiên chuyển địa danh do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Trường hợp trên bản đồ không đủ chỗ điền viết, được phép bổ sung trên các sổ tay để chuyển cho khâu nội nghiệp;

b) Khu vực xâm canh, xâm cư phải bổ sung toàn bộ kể cả ở ngoài khu vực 2cm về mỗi bên đường ĐGHC;

c) Khu vực cấm không thể điều tra đo vẽ bổ sung thì thể hiện đường khoanh bao và ghi chú “khu cấm”;

d) Sông, suối, kênh, mương liên quan đến việc xác định đường ĐGHC phải được đo đạc bổ sung đầy đủ kể cả trường hợp sông, suối, kênh, mương ngắn hơn 2cm trên tỷ lệ bản đồ và độ rộng dưới 1m. Đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm cũng phải bổ sung đầy đủ và ghi rõ thuộc đơn vị hành chính nào;

đ) Đối với khu vực dân cư đô thị hoặc nơi địa vật dày đặc, việc đo đạc chỉnh lý bổ sung các yếu tố địa lý phục vụ việc xác định ĐGHC ngoài việc tuân thủ theo quy định của bản đồ nền còn phải thực hiện theo các quy định sau:

- Đường ĐGHC đi theo đường phố, ngõ thì đường phố, ngõ phải vẽ theo tỷ lệ bản đồ địa hình.

- Tại những nơi cần thông tin để mô tả đường ĐGHC, các yếu tố địa lý bao gồm: nhà hai bên đường, ranh giới tường rào, các công trình văn hóa, điểm phương vị, điểm đặc trưng và các yếu tố địa lý liên quan khác phải đo vẽ theo tỷ lệ. Trường hợp còn lại được phép vẽ gộp khối hoặc tổng quát hóa, biểu thị nửa tỷ lệ hoặc phi tỷ lệ theo quy định của bản đồ địa hình.

- Trường hợp mật độ yếu tố địa lý quá dày, không cho phép thể hiện trên bản đồ gốc thực địa ở tỷ lệ đã thiết kế ban đầu, cho phép thu nhỏ ký hiệu hoặc tạo thêm bản trích đo trong trường hợp cần thiết,

e) Trên bản đồ nền, gạch bỏ các đối tượng địa vật, các địa danh không còn tồn tại bằng ký hiệu gạch chéo “X” mầu đỏ phủ hết đối tượng. Khi đối tượng cần gạch bỏ có dạng hình tuyến, dùng các dấu gạch chéo cách nhau 1 cm để đánh dấu gạch bỏ, đặc biệt chú ý phải chỉ rõ điểm đầu, điểm cuối của đoạn cần gạch bỏ. Trường hợp cần thay thế bằng đoạn mới, phải dùng mực khác màu để dễ nhận biết;

g) Xác định vị trí Ủy ban nhân dân và biểu thị bằng chữ “UB” có gạch chân màu đỏ.

3.4. Các kết quả đo vẽ bổ sung, các điểm khống chế đo vẽ (nếu có) ngoài việc thể hiện trên bản đồ ĐGHC gốc thực địa phải được đưa lên bản vẽ dạng số.

Trên đây là nội dung câu trả lời về quy định thành lập bản đồ địa giới hành chính  gốc thực địa. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 48/2014/TT-BTNMT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
260 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào